Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 21/02/2025 12:27 (GMT+7)

Người thân giáo viên có thể đứng tên đăng ký hộ kinh doanh để tổ chức dạy thêm không?

Tôi là giáo viên của Trường THCS và có nhu cầu tổ chức dạy thêm theo quy định của pháp luật. Vậy, tôi có thể nhờ người thân của mình đứng tên đăng ký hộ kinh doanh để tổ chức dạy thêm được không?

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm đã chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2025.

Trong đó, Điều 6 của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, cùng các điều kiện khác.

Hiện nay, pháp luật cũng không có quy định nào về việc ngăn cấm người thân của giáo viên đăng ký hộ kinh doanh các ngành nghề được phép theo quy định, trong đó bao gồm việc kinh doanh để tổ chức dạy thêm.

Vì vậy, người thân của giáo viên hoàn toàn có thể được đứng tên chủ hộ kinh doanh để tổ chức dạy thêm, đồng thời phải đảm bảo thực hiện các điều kiện theo Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, bao gồm:

- Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Ngoài ra, đối với giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Điều 14 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT cũng quy định rõ các trách nhiệm của cơ sở dạy thêm gồm:

- Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Quản lí và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm và quyền lợi của học sinh học thêm, người dạy thêm; quản lí, sử dụng tiền học thêm theo quy định.

- Quản lí, lưu giữ hồ sơ tổ chức dạy thêm, học thêm theo quy định.

- Báo cáo, giải trình về việc thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

- Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.

Cùng chuyên mục

Dừng xe khi đèn xanh còn vài giây có bị xử phạt?
Trường hợp đèn xanh chỉ còn vài giây nhưng người điều khiển phương tiện dừng xe ngay vạch đèn tín hiệu giao thông thì có vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và bị xử phạt hay không?
Xe máy chuyển hướng không bật xi nhan bị xử phạt thế nào?
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe đã tăng mức phạt đối với lỗi không bật xi nhan đối với xe máy.
Cách đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh khi chưa có GCNQSDĐ
Con tôi mới sinh đã làm giấy khai sinh nhưng chưa làm thủ tục nhập hộ khẩu. Hiện gia đình tôi đã bán nhà và chuyển tới nơi ở mới nhưng chưa có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nay tôi muốn đăng ký thường trú cho con tôi tại nơi ở mới thì cần làm thủ tục gì?

Tin mới

Khuyến cáo người dân cần lưu ý khi đặt phòng trên các nền tảng trực tuyến
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, nhiều du khách đã gặp phải tình trạng giả mạo các resort, khách sạn, homestay trên các nền tảng trực tuyến, gây nên thiệt hại lên tới cả tỉ đồng.
TP.HCM: Đảm bảo quyền lợi của học sinh khi Trường quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động
Các cơ sở giáo dục công lập và các nhà đầu tư, các trường có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận học sinh chuyển từ Trường Mầm non quốc tế Sài Gòn Pearl và Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông quốc tế Sài Gòn Pearl đến theo nhu cầu, tạo điều kiện để học sinh nhanh chóng hòa nhập và ổn định học tập.