Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 29/03/2024 08:44 (GMT+7)

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội danh nào?

Theo quy định hiện nay, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội danh nào?

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội danh nào?
Ảnh minh họa.

Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo khoản 2, Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Cụ thể:

- Tội "Giết người";

- Tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác";

- Tội "Hiếp dâm";

- Tội "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi";

- Tội "Cưỡng dâm";

- Tội "Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi";

- Tội "Mua bán người";

- Tội "Mua bán người dưới 16 tuổi";

- Tội "Cướp tài sản";

- Tội "Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản";

- Tội "Cưỡng đoạt tài sản";

- Tội "Cướp giật tài sản";

- Tội "Trộm cắp tài sản";

- Tội "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản";

- Tội "Sản xuất trái phép chất ma túy";

- Tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy";

- Tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy";

- Tội "Mua bán trái phép chất ma túy";

- Tội "Chiếm đoạt chất ma túy";

- Tội "Tổ chức đua xe trái phép";

- Tội "Đua xe trái phép";

- Tội "Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử";

- Tội "Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử";

- Tội "Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác";

- Tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản";

- Tội "Khủng bố";

- Tội "Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia";

- Tội "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự".

Theo Luật sư, trong trường hợp tội phạm vị thành niên vi phạm vào tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" hay tội "Giết người" thì các đối tượng này khi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và hậu quả được xác định là rất nghiêm trọng thì cơ quan điều tra sẽ xem xét động cơ mục đích đánh người có nhằm mục đích là để sát hại nạn nhân hay không, hành vi có thể dẫn đến chết người hay không (với hành vi như vậy nạn nhân có thể tử vong hay không?) là căn cứ để xác định hành vi này sẽ xử lý.

Cụ thể, trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy các đối tượng có mục đích sát hại nạn nhân hoặc hành vi có thể dẫn đến nạn nhân tử vong, các đối tượng này nhận thức được hành vi của mình có thể tước đoạt trái pháp luật tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi (như dùng hung khí nguy hiểm đánh vào đầu nạn nhân, đập đầu nạn nhân xuống đường hoặc dùng hung khí vụ nguy hiểm đánh vào vùng trọng yếu, bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra), nạn nhân không chết là do được cấp cứu kịp thời thì sẽ xử lý các đối tượng này về tội "Giết người" theo quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự và Hướng dẫn tại án lệ số 47/2021/AL. Hình phạt trong trường hợp này có thể là tù chung thân, tử hình đối với các đối tượng phạm tội đã từ đủ 18 tuổi và có thể tới 18 năm tù đối với các đối tượng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy các đối tượng này không nhận thức được hành vi của mình có thể dẫn đến chết người, không có mục đích sát hại nạn nhân và hành vi không dẫn đến chết người thì các đối tượng này chỉ có thể bị xử lý về tội "Cố ý gây thương tích" theo Điều 134, Bộ luật Hình sự nếu các đối tượng này đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định như trên tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự.

Cùng chuyên mục

Thẻ Căn cước có thể thay thế hộ chiếu khi xuất cảnh hay không?
Việt Nam và những nước nào có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai nước được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau không, pháp luật hiện nay quy định thế nào về vấn đề này?
06 trường hợp thu hồi Giấy phép lái xe từ ngày 01/6/2024
Ngày 31/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.
Trường hợp không kháng cáo vẫn được giảm án
Pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính đều quy định việc xét xử được diễn ra với hai cấp xét xử, bao gồm sơ thẩm và phúc thẩm. Vậy, trong quá trình xét xử phúc thẩm nếu bị cáo không kháng cáo và bị cáo đó cũng không bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo đó không? Hay chỉ xem xét đến những bị cáo có kháng cáo, kháng nghị?
Công dân bị tạm hoãn xuất cảnh khi nào?
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Tuy nhiên, quyền xuất cảnh ra nước ngoài của công dân cũng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định.

Tin mới

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.