Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 05/02/2025 13:31 (GMT+7)

Nguy cơ bị kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng lạ

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, thời gian gần đây, các cảnh báo về phương thức kiểm soát số điện thoại từ số tài khoản ngân hàng được truyền tay rộng rãi trên mạng xã hội. Chiêu trò mới này đang được nhận định là rất nguy hiểm.

Theo đó, bằng cách thử đăng nhập trên website của ngân hàng và nhập sai nhiều lần, các đối tượng sẽ khiến tài khoản của nạn nhân bị khóa. Khi đó, chúng sẽ giả danh người của ngân hàng gọi điện đến, dụ người dùng vào đường dẫn nhằm tải ứng dụng giả mạo. Khi bị khóa tài khoản, người dùng ít kinh nghiệm sẽ dễ hoảng loạn và tin theo lời kẻ gian. Họ có thể cung cấp cho nhóm lừa đảo một số thông tin cá nhân, thông tin đăng nhập, hoặc bị dụ cài phần mềm độc hại. Những mã độc này sau khi thâm nhập vào máy có thể yêu cầu cấp quyền truy cập sâu vào thiết bị, từ đó kẻ gian chiếm quyền điều khiển thiết bị và thực hiện nhiều hành động, như đánh cắp dữ liệu, theo dõi thiết bị và người dùng từ xa, chiếm thông tin nhạy cảm như mật khẩu, mã OTP, thậm chí có thể chuyển tiền bằng khuôn mặt sinh trắc học trên điện thoại của nạn nhân.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Có thể thấy, đây là một chiêu trò rất tinh vi và chuyên nghiệp, việc số tài khoản và số điện thoại thường được nhiều người công khai, có thể dùng chung hai số hoặc email để đăng nhập. Ngoài ra, thông tin này cũng được rao bán trên chợ đen dữ liệu và có nhiều cách để thu thập.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dùng cần lưu ý, khi gặp vấn đề về tài khoản ngân hàng, nên ra quầy thực hiện trực tiếp hoặc chủ động liên hệ qua kênh chăm sóc khách hàng chính thức của ngân hàng. Tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc tải về ứng dụng không rõ nguồn gốc. Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP dưới mọi hình thức. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho ngân hàng hoặc cơ quan chức năng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Liên quan đến vấn đề này, Công an TP. Hà Nội cũng đã có những khuyến cáo hướng dẫn người dân sử dụng ngân hàng trực tuyến an toàn, không bị đánh cắp thông tin.

Theo Công an TP. Hà Nội, thực tế cho thấy, wifi công cộng thường không có mật khẩu bảo mật. Chính vì vậy, khi sử dụng wifi công cộng để truy cập vào ứng dụng ngân hàng trực tuyến có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng lỗ hổng này nhằm đánh cắp thông tin. Do đó, khi sử dụng các ứng dụng ngân hàng trực tuyến, tốt nhất là sử dụng dữ liệu mạng di động để đảm bảo tính an toàn.

Không sạc pin điện thoại tại các nơi không rõ nguồn gốc

Hiện nay, một số người dùng có thói quen sử dụng các kết nối USB để sạc pin cho điện thoại, thiết bị di động thông minh. Đây là một thói quen tiềm ẩn nguy cơ các đối tượng xấu có thể lợi dụng xâm nhập khiến điện thoại, thiết bị di động thông minh bị dính mã độc và dễ bị đánh cắp thông tin.

Tìm kiếm số điện thoại chăm sóc khách hàng trên trang website chính thống của các ngân hàng khi có nhu cầu liên hệ

Trong trường hợp có các thắc mắc cần được tư vấn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, người dùng nên truy cập vào website chính thống của ngân hàng hoặc đến các chi nhánh ngân hàng gần nhất, tránh việc truy cập vào các trang website giả mạo, lừa đảo.

Chỉ cài ứng dụng ở cửa hàng Google Play hoặc App Store

Theo Công an TP. Hà Nội, tất cả những ứng dụng không được hỗ trợ trên cửa hàng trực tuyến Google Play hoặc App Store thường không an toàn và có chứa mã độc. Khi cài đặt, các ứng dụng không thông qua cửa hàng trực tuyến Google Play hoặc App Store, có thể sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân và cả mật khẩu của ứng dụng ngân hàng trực tuyến trên điện thoại, thiết bị di động thông minh.

Cơ quan Công an cũng khuyến cáo người dân liên tục cập nhật hệ điều hành mới của điện thoại, thiết bị di động thông minh cũng như các phiên bản cập nhật mới nhất của ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Những phiên bản cập nhật mới sẽ giúp nâng cao được tính bảo mật thông tin.

Tuyệt đối không truy cập các đường link “lạ”, trang facebook không chính thống, không tin cậy khi sử dụng điện thoại, thiết bị di động thông minh cũng như máy tính.

Việc truy cập vào các đường link nhưng không kiểm tra kỹ độ tin cậy, có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng để lấy cắp thông tin hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, trên mạng xã hội đang xuất hiện nhiều trang facebook lừa đảo, không chính chủ, cung cấp thông tin không đáng tin cậy. Do đó, khi gặp các đường link “lạ”, trang facbook không chính thống, người dùng tuyệt đối không truy cập vào.

Đồng thời, không chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin liên quan ứng dụng ngân hàng trực tuyến trên mạng xã hội.

Nên sử dụng mật khẩu có tính bảo mật cao cho các ứng dụng ngân hàng trực tuyến.

Khi sử dụng những mật khẩu ngắn hoặc dễ đoán, người dùng có thể bị các đối tượng xấu đánh cắp thông tin. Chính vì vậy, tuyệt đối không được đặt mật khẩu liên quan đến thông tin cá nhân hoặc thông tin của những người thân trong gia đình như họ tên, ngày sinh, năm sinh. Nếu ngân hàng có hỗ trợ bảo mật bằng vân tay, Face ID thì nên sử dụng để tăng cường bảo mật. Ngoài ra, cũng nên thay đổi mật khẩu theo định kỳ của ngân hàng, cũng như chủ động thay đổi mật khẩu.

Liên kết số điện thoại hoặc địa chỉ email với ngân hàng để kịp thời nhận được các thông báo cần thiết, qua đó có thể thường xuyên theo dõi, quản lý những biến động trong tài khoản ngân hàng của mình và xử lý ngay khi có sự cố phát sinh.

Cùng chuyên mục

Cách dùng ngân hàng trực tuyến an toàn, không bị đánh cắp thông tin
Công an TP. Hà Nội cho biết, hiện nay, việc sử dụng các ứng dụng ngân hàng trực tuyến (App) trên điện thoại, thiết bị di động thông minh ngày càng phổ biến vì sự thuận tiện và các tiện ích hỗ trợ người dùng. Để việc sử dụng các ứng dụng ngân hàng trực tuyến được an toàn, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân...
Khuyến cáo người dân không tham gia đầu tư, mua bán chứng khoán qua các công ty quản lý quỹ ảo
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không tham gia đầu tư, mua bán chứng khoán qua các công ty quản lý quỹ ảo, website, ứng dụng đầu tư chứng khoán ảo với lợi nhuận cao, hoặc cơ hội đầu tư hấp dẫn, bởi đó chính là những cái bẫy được giăng ra nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. người Không vội vàng chuyển tiền cho những đối tượng hoặc tổ chức lạ khi chưa xác minh được danh tính.

Tin mới

Người bệnh không phải quay lại nơi chuyển để xin cấp lại giấy chuyển tuyến BHYT theo mẫu mới
Bộ Y tế vừa có văn bản về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là văn bản quan trọng hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho trên 13.000 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước. Trong đó, Bộ Y tế hướng dẫn người bệnh không cần quay lại cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại giấy chuyển tuyến theo mẫu mới.
Indonesia đẩy mạnh nỗ lực chẩn đoán ung thư sớm
Ngày 4/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Dante Saksono Harbuwono cho biết chính phủ nước này đã công bố Kế hoạch hành động quốc gia về ung thư 2024–2034 trên cơ sở xem xét tỷ lệ các ca bệnh gia tăng và gánh nặng phát sinh đối với ngành y tế.