Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 03/07/2020 01:13 (GMT+7)

Nhân chứng vụ sạt lở Myanmar: Sau 1 phút, tất cả người dưới chân đồi biến mất

Vụ sạt lở mỏ đá quý ở phía bắc Myanmar sáng 2/7 khiến ít nhất 113 người thiệt mạng và hơn 200 người mắc kẹt trong bùn lầy.

Theo thông báo trên Facebook của cơ quan cứu hỏa Myanmar, những người thợ mỏ đang khai thác ở khu vực có nhiều đá quý Hpakant của bang Kachin thì một "cơn sóng bùn" ập đến sau khi mưa lớn xảy ra.

Các nhân viên cứu hộ đã tìm kiếm được 113 thi thể nhưng vẫn còn rất nhiều người đang mất tích.

Các nhân viên cứu hộ đưa một thi thể ra ngoài sau vụ sạt lở mỏ đá quý ở Myanmar ngày 2/7. (Ảnh: Reuters).

"Các thi thể khác đang ngập trong bùn. Số người thiệt mạng có thể sẽ tăng lên", Tar Lin Maung một quan chức địa phương trao đổi qua điện thoại với Reuters.

Maung Khaing, một người thợ mỏ 38 tuổi chứng kiến vụ sạt lở ở khu vực này cho biết khi anh đang chuẩn bị chụp bức ảnh một gò đất có vẻ sắp sập xuống thì nghe tiếng mọi người hét lên "chạy đi, chạy đi".

"Chỉ trong 1 phút, tất cả mọi người dưới chân đồi biến mất. Tôi thấy vô cùng trống rỗng. Đến giờ tôi vẫn thấy nổi gai ốc. Có những người mắc kẹt trong bùn lầy hét lớn để tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng không ai có thể giúp họ", nhân chứng này trao đổi với Reuters.

Than Hlaing, thành viên của một tổ chức xã hội địa phương chia sẻ những người thiệt mạng trọng vụ sạt lở ngày 2/7 đều là những người làm việc tự do tìm kiếm những gì còn sót lại của các công ty khai thác mỏ lớn. Than Hlaing cho biết khoảng 100 người vẫn đang mất tích và 30 người đã được đưa tới bệnh viện.

Người này cũng thông tin thêm rằng một quan chức địa phương đã cảnh báo mọi người không nên tới khu mỏ ngày 2/7 do thời tiết xấu.

"Không có hy vọng gì về việc gia đình các nạn nhân nhận được tiền bồi thường bởi họ đều là những thợ mỏ tự do. Tôi không nhận thấy có bất kỳ lối thoát nào trong vòng luẩn quẩn này. Mọi người bất chấp đi tới những khu mỏ này bởi họ không còn lựa chọn nào khác".

Cùng chuyên mục

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?