Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 23/02/2024 07:23 (GMT+7)

Nhật Bản yêu cầu TEPCO không tái diễn sự cố rò rỉ nước nhiễm phóng xạ

Chính phủ Nhật Bản đề nghị tập đoàn TEPCO nhanh chóng triển khai biện pháp ngăn chặn nguy cơ tái diễn sự cố rò rỉ nước nhiễm phóng xạ và bảo đảm an toàn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Ngày 21/2, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ken Saito đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) bảo đảm không tái diễn việc rò rỉ nước nhiễm phóng xạ sau sự cố xảy ra hồi đầu tháng này tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Cụ thể, trao đổi với Chủ tịch TEPCO Tomoaki Kobayakawa, Bộ trưởng Ken Saito đề nghị, ban lãnh đạo tập đoàn phải nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn sự cố rò rỉ nước nhiễm phóng xạ và bảo đảm an toàn sau khi khoảng 1,5 tấn nước nhiễm phóng xạ tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 bị rò rỉ.

tm-img-alt
Các bể chứa nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản. (Ảnh: AFP).

Theo Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ken Saito, vụ việc đã khiến chính Nhật Bản và nhiều nước lo lắng, đồng thời có nguy cơ cản trở việc hoàn tất quá trình tháo dỡ tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima. Quan chức này cũng yêu cầu, TEPCO điều tra bất kỳ yếu tố nào có thể dẫn đến lỗi của con người và đầu tư vào công nghệ để loại bỏ các kỹ thuật thủ công.

Về phần mình, Chủ tịch TEPCO Tomoaki Kobayakawa đã đưa ra lời xin lỗi và nhấn mạnh sẽ đầu tư vào các biện pháp an toàn, cũng như xem xét nâng cấp công nghệ.

Trước đó, sự cố rò rỉ nước nhiễm phóng xạ tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 đã xảy ra sáng 7/2 và được xác định nguyên nhân nằm ở lỗi do con người.

Kể từ tháng 8-2023, TEPCO xả tổng cộng 23.400 tấn nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển và dự kiến bắt đầu đợt xả thải cuối cùng trong tài khóa 2023 vào cuối tháng 2 này.

TEPCO cho rằng việc xả thải là công đoạn không thể thiếu trong quá trình tháo dỡ các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima vốn chịu ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần hồi năm 2011.

Cùng chuyên mục

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Siêu bão Man-yi tấn công Philippines "có khả năng gây thảm họa"
Ngày 16/11, siêu bão Man-yi bắt đầu đổ bộ miền Trung Philippines với tốc độ gió tối đa là 195 km/giờ, với đường đi được cảnh báo "có khả năng gây thảm họa" tại quần đảo này. Đây là cơn bão lớn thứ 6 tấn công quốc đảo này trong vòng 1 tháng qua.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...