Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 01/05/2022 09:55 (GMT+7)

Những ai sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4?

Mới đây, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4.

Trước đó, ngày 25/4, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin Bộ Y tế đã họp để xem xét các nội dung về việc triển khai tiêm vắc xin, trong đó có việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4).

tm-img-alt

Tại cuộc họp, Hội đồng đã thống nhất kết luận đối với việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4 như sau:

- Đối tượng tiêm: Người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp).

Vắc xin sử dụng: Vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc xin do Astra Zeneca sản xuất; vaccine cùng loại với mũi 3.

Khoảng cách: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3.

- Người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3: Hoãn 3 tháng sau khi mắc Covid-19.

Theo đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có trách nhiệm rà soát, cập nhật thông tin về mũi 4 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 vắc xin phòng Covid-19 gửi Bộ Y tế.

Bộ Y tế đang giao cho Hội đồng vắc xin họp và chuẩn bị hướng dẫn để tiêm mũi 4 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đồng thời đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, hoàn thành tiêm cho các đối tượng trẻ em từ 5 đến 11 tuổi chưa bị nhiễm SARS-CoV-2, cơ bản xong mũi 1, mũi 2 trong quý II.

Bộ Y tế đề nghị các cơ quan báo chí tuyên truyền, vận động các đối tượng đi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 và mũi 4 (sau khi có hướng dẫn tiêm mũi 4).

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới