Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 27/12/2021 11:00 (GMT+7)

Những hoạt động không thiết yếu nào bị cấm tại 8 quận 'vùng cam' của Hà Nội?

Hà Nội đã công bố 8 quận cấp độ 3 (vùng cam, nguy cơ cao), theo quy định các địa bàn này đã siết chặt nhiều hoạt động; hàng ăn uống chỉ được bán mang về.

Sau khi Hà Nội công bố đánh giá cấp độ dịch trong phòng chống Covid-19 vào chiều 25/12, nhiều quận ở cấp độ 3 đã thông báo áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng, áp dụng từ 12h ngày 26/12, 12h ngày 26/12 và 6h ngày 27/12.

Những hoạt động không thiết yếu nào bị cấm tại 8 quận 'vùng cam' của Hà Nội? Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Theo đó, Hà Nội có thêm 6 quận chuyển từ "vàng" sang "cam" gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ. Hai quận Đống Đa và Hai Bà Trưng được đánh giá cấp độ 3 từ trước đó.

Các quận "vùng cam" của Hà Nội đều yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp chuyển sang dạy và học theo hình thức trực tuyến.

Tại quận Đống Đa, từ 12h ngày 13.12, địa phương này đã hạn chế các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.

Tại quận Hai Bà Trưng, từ 12h ngày 19/12, quận dừng các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời. Hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết; khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin.

Các đơn vị căn cứ số lượng công việc và mức độ lây lan dịch bệnh để tổ chức phương án làm việc phù hợp, khuyến khích các đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc luân phiên.

Tại quận Hoàn Kiếm, từ 12h ngày 26/12, tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu. Hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người, chỉ tổ chức khi được UBND quận phê duyệt phương án phòng, chống dịch.

Tại quận Ba Đình, từ 12h ngày 27/12, dừng các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà và ngoài trời hoạt động theo quy định ở mức độ hạn chế đảm bảo giãn cách, chỉ tập trung dưới 20 người trong cùng một thời điểm.

Khuyến khích các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng hoạt động trực tuyến; đảm bảo các quy định về phòng chống dịch Covid-19.

Các hộ gia đình, khu chung cư, khu thuê trọ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ dân sinh thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết; tăng cường hình thức họp trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc.

Tại quận Tây Hồ, từ 12h ngày 26/12, không tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế, quản lý đi lại của người dân, cập nhật thông tin về tiêm chủng vaccine, kết quả xét nghiệm Covid-19, kết quả điều trị Covid-19 lên nền tảng dữ liệu quốc gia.

Tại quận Hoàng Mai (trừ phường Hoàng Liệt), từ 12h ngày 27/12, hạn chế các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người. Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm.

Tại quận Nam Từ Liêm, từ 18h ngày 26/12, không tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Dừng tất cả hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Tại quận Long Biên, từ 6h ngày 27/12, hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người ngoài trời bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, nhất là trong dịp cuối năm, Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đám tang, đám cưới...

Cùng chuyên mục

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã
Ngày 20/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản thông báo về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố Hà Nội với tổng diện tích gần 3.360 km2, 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dân số khoảng hơn 8,5 triệu người, giảm từ 526 phường xã xuống còn 126.
Một số thay đổi lớn trên VNeID mà người dân cần lưu ý
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra các chỉ đạo quan trọng về việc cắt giảm thủ tục hành chính và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID. Theo đó, sẽ có một số thay đổi lớn trên VNeID trong thời gian tới mà người dân cần lưu ý.
Cấp huyện chấm dứt hoạt động từ 01/7/2025
Mới đây, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Tin mới

Hướng dẫn về việc chỉnh lý hồ sơ địa chính khi sáp nhập tỉnh
Ngày 11/4/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Công văn 991/BNNMT-QLĐĐ về việc hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp. Trong đó, văn bản hướng dẫn về việc chỉnh lý hồ sơ địa chính khi sáp nhập tỉnh.
Bộ Y tế yêu cầu rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu bán sữa cho người bệnh
Bộ Y tế yêu cầu rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm). Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà.