Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 02/07/2020 13:01 (GMT+7)

Nữ nhân viên ngân hàng 'vỡ nợ' gần 200 tỷ: Trong nhà chỉ có bộ bàn ghế gỗ là đáng giá nhất

Ngoài làm nhân viên thời vụ tại ngân hàng, Thương có mở bán 1 hàng bún đậu, gia cảnh cũng hết sức bình thường. Do vậy, hàng xóm đã rất ngạc nhiên khi nghe tin người phụ nữ này vỡ nợ đến gần 200 tỷ đồng.

Vụ việc Lê Thị Thương (SN 1988, trú tại 31/18 đường AMa Quang, phường Hoa Lư, TP Pleiku) đến công an trình báo bị "vỡ nợ" đến gần 200 tỷ đồng nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.

Thương là nhân viên hợp đồng thời vụ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tại Gia Lai.

Nữ nhân viên ngân hàng vỡ nợ gần 200 tỷ: Trong nhà chỉ có bộ bàn ghế gỗ là đáng giá nhất - Ảnh 1.
Lê Thị Thương - Ảnh: Báo Người lao động

Tài sản bên trong nhà chỉ có bộ bàn ghế gỗ là đáng giá nhất

Liên quan đến sự việc trên, hàng xóm của Thương tỏ ra rất bất ngờ khi Thương lại có thể vay mượn và "vỡ nợ" số tiền lớn như thế. Theo thông tin trên báo Thanh Niên, hàng xóm của Thương cho biết gia đình Thương nhiều năm nay có cuộc sống bình thường. Ngoài làm việc ở ngân hàng, thời gian rảnh, Thương có mở một quán bún đậu mắm tôm. 

Còn theo thông tin trên báo Công an Đà Nẵng, chị A. - một hàng xóm của gia đình Thương cho biết quán bún đậu của Thương đã đóng cửa lâu nay. Ngoài ra, vợ chồng Thương hàng ngày vẫn đi làm bằng xe máy, căn nhà Thương nằm cuối hẻm cụt này cũng không đáng giá là bao, tài sản bên trong nhà chỉ có bộ bàn ghế gỗ là đáng giá nhất.

Với những gì thấy được trước mắt, hàng xóm cho rằng gần 200 tỷ đồng là số tiền cực kỳ lớn so với những tài sản mà vợ chồng Thương đang sở hữu. Vì thế, thật khó hiểu khi có nhiều chủ nợ tin tưởng cho Thương vay những món tiền lớn đến vậy.

Nữ nhân viên ngân hàng vỡ nợ gần 200 tỷ: Trong nhà chỉ có bộ bàn ghế gỗ là đáng giá nhất - Ảnh 2.
Căn nhà của Lê Thị Thương ở đường Ama Quang, TP.Pleiku cửa đóng then cài sau khi gia chủ tuyên bố vỡ nợ - Ảnh: Báo Thanh Niên.

Chưa có chủ nợ nào báo công an

Theo báo Công an Đà Nẵng, ngoài việc làm nhân viên hợp đồng tại ngân hàng BIDV thì Thương còn làm thêm dịch vụ đáo hạn ngân hàng và mua bán bất động sản. Tuy nhiên, để “kín tiếng” với cơ quan, Thương không làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng BIDV mà làm ở một ngân hàng khác trên địa bàn TP Pleiku.

Báo Thanh Niên tiếp tục thông tin, một số người chủ nợ khẳng định Thương dùng tiền vay để đáo hạn ngân hàng. Ngoài ra, Thương còn dùng số tiền vay để đầu tư bất động sản. Nhưng do thị trường bất động sản chững lại, dẫn đến khó bán, giá đất xuống, khiến các khoản vay khó thanh toán cho chủ nợ.

Tuy nhiên, một điều lạ là trong mấy ngày qua, vẫn chưa có chủ nợ nào trình báo với cơ quan chức năng. Hiện nguyên nhân chính thức của vụ vỡ nợ vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Nữ nhân viên ngân hàng vỡ nợ gần 200 tỷ: Trong nhà chỉ có bộ bàn ghế gỗ là đáng giá nhất - Ảnh 3.
Căn nhà của gia đình Thương nhìn từ ngoài cổng - Ảnh: Báo Người lao động

Trước đó, ngày 29/6, Lê Thị Thương đã đến cơ quan Công an trình báo việc mình tuyên bố vỡ nợ và đề nghị cơ quan Công an can thiệp bảo vệ tài sản, tính mạng. Đồng thời, Thương đã đi cùng 1 luật sư để tư vấn cho Thương, tuy nhiên trong quá trình làm việc và khai báo ban đầu Thương luôn lấy cớ đau đầu và chỉ trình báo nhỏ giọt. Thế nên, mọi thông tin và nguyên nhân việc Thương vỡ nợ vẫn chưa được làm rõ. 

Ngoài ra, Thương đã cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng việc Thương đã vay của 8 cá nhân với số tiền 178 tỷ đồng. Trong đó, người cho vay ít nhất là 1,8 tỷ đồng, người nhiều nhất lên đến khoảng 130 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Chương- Giám đốc Chi nhánh BIDV Gia Lai, xác nhận: Lê Thị Thương là nhân viên thời vụ khoán gọn, còn chồng của Thương là nhân viên kỹ thuật tại chi nhánh. Ông Chương khẳng định: “Việc vay mượn của Thương là công việc làm ăn cá nhân bên ngoài. Đến nay, chi nhánh chưa phát hiện có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh”.

Cùng chuyên mục

Vụ ‘Gây rối trật tự công cộng’ tại huyện An Dương, TP. Hải Phòng: Các bị cáo kháng cáo, người nhà kêu cứu
Được biết, ngày 26/12/2024, TAND huyện An Dương, TP. Hải Phòng đã xét xử công khai vụ án “Gây rối trật tự công cộng” và tuyên phạt các bị cáo lần lượt từ 30 đến 42 tháng tù giam. Sau đó, các bị cáo đã kháng cáo và người nhà có đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng cho rằng, nguyên nhân, chứng cứ của vụ án thiếu khách quan, chưa đúng người, đúng tội…
Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hối lộ các cựu cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc 45,4 tỷ đồng và 2,32 triệu USD
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa - Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?