Nữ Phó Khoa sản bệnh viện huyện đầu độc cháu nội đứng trước nhiều tình tiết tăng nặng
Việc thừa nhận đã 2 lần bơm thuốc diệt chuột vào sữa rồi cho cháu nội bị bại não uống, bà Lệ còn có thể đứng trước các tình tiết tăng nặng quy định tại điểm e, k khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Liên quan đến vụ việc vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Chử Thị Mỹ Lệ (SN 1969, trú tại thôn Tú Linh, xã Tân Bình, TP. Thái Bình) để điều tra về tội “Giết người”.
Trước đó, ngày 02/8, Cơ quan CSĐT công an TP. Thái Bình đã bắt khẩn cấp đối với bà Chử Thị Mỹ Lệ để điều tra hành vi giết cháu nội là bé Lê Trần Dương M. (11 tháng tuổi). Trước khi bị bắt giữ, Chử Thị Mỹ Lệ là Phó trưởng Khoa sản Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Theo thông tin, ngày 13/7, bé trai M. được đưa vào Bệnh viện Nhi Thái Bình cấp cứu. Sau 2 ngày điều trị, cháu M. chuyển biến nặng nên được đưa lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ phát hiện trong mẫu xét nghiệm của bệnh nhi có chất độc nên đã báo cho Công an quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Bà Chử Thị Mỹ Lệ, bà nội cháu M. sau đó đã được Cơ quan Công An triệu tập. Tại Cơ quan Công an, bước đầu Chử Thị Mỹ Lệ thừa nhận, sau khi được vợ chồng con trai (đang sinh sống ở Hà Nội) gửi trông hộ con, Lệ đã 2 lần bơm chất độc (thuốc diệt chuột) vào sữa cho cháu nội uống (1 lần ở nhà và 1 lần khi cháu đang cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Thái Bình).
Công an quận Đống Đa sau đó đã bàn giao hồ sơ vụ việc cho Công an TP. Thái Bình để tiếp tục làm rõ.
Theo kết quả điều tra, vợ chồng con trai bà Lệ làm việc ở Hà Nội sinh được cháu trai là L.T.D.M bị bại não, hở hàm ếch. Cháu bé được bố mẹ gửi về quê cho bà Lệ nuôi.
Đánh giá về hành vi của nữ Phó Khoa sản bệnh viện huyện trong vụ án này, Luật sư Vũ Văn Biên, Trưởng Chi nhánh văn phòng Luật sư An Phước cho rằng về mặt đạo đức hay về trách nhiệm của bà đối với cháu thì đây hành vi trên đáng lên án. Với bất kỳ lý do gì, việc đầu độc một đứa trẻ sinh ra đã chịu thiệt thòi là không thể chấp nhận được.
Dưới góc độ pháp luật, trẻ em là đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em, đặc biệt là quyền được sống đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 thì các hành vi bị nghiêm cấm có : “1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em”.
Về trách nhiệm hình sự, mặc dù hậu quả của hành “Giết người” của bà Lệ chưa khiến cháu bé tử vong và để xác định hành vi tội phạm còn cần căn cứ vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, qua thông tin ban đầu của bà Lệ cho thấy động cơ, mục đích có dấu hiệu cố ý giết người thuộc Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Hành vi Giết người thuộc điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 “Giết người dưới 16 tuổi” với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
Nữ Phó Khoa sản bệnh viện huyện đầu độc cháu nội có thể đứng trước nhiều tình tiết tăng nặng
Luật sư Biên phân tích, việc thừa nhận đã 2 lần bơm thuốc diệt chuột vào sữa rồi cho cháu nội bị ại não uống, bà Lệ còn có thể đứng trước các tình tiết tăng nặng quy định tại điểm e, k khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:
– Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
– Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác.
Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc17 người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc18 tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc19 phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.