Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 20/09/2021 11:15 (GMT+7)

Quảng Ngãi: Đất bỏ hoang giữa thành phố!

Tp. Quảng Ngãi hiếm đất, nhưng lại có hàng chục ha “đất vàng” hiện vẫn đang bị bỏ hoang.

Theo tìm hiểu của PV, nhiều khu đất đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp chủ trương đầu tư khá lâu, thậm chí có dự án đã bắt tay xây dựng, nhưng đến nay, nhà đầu tư vẫn tiếp tục “án binh bất động”.

Một vị nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, cách đây khoảng 12 năm, UBND tỉnh đã quy hoạch phát triển đô thị rất cơ bản, đảm bảo theo tiêu chí đô thị loại I và II. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ sau, một số lãnh đạo đã điều chỉnh, bổ sung lại quy hoạch để phát triển kinh tế – xã hội. Từ đó, Tp. Quảng Ngãi bị phá vỡ quy hoạch với hàng loạt dự án đã được UBND tỉnh cấp phép “vượt rào” khi thủ tục đầu tư chưa hoàn thiện, dẫn đến triển khai dự án chậm.

Thậm chí, có những khu “đất vàng” thuộc đất công, tài sản công, tỉnh vẫn cấp phép cho nhà đầu tư làm dự án xây dựng khu dân cư mới, công viên giải trí, trường học quốc tế, khu đô thị sinh thái… một cách vội vàng. Đến nay, sau nhiều năm, tỉnh vẫn loay hoay tìm hướng tháo gỡ, nhà đầu tư gặp khó khăn và dự án vẫn nằm nguyên trên giấy, gây lãng phí tài nguyên quốc gia.

tm-img-alt
Dự án “Công viên tình yêu” nằm tại trung tâm Tp. Quảng Ngãi bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, thành nơi vứt rác bừa bãi.

Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay, trên địa bàn Tp. Quảng Ngãi có hàng chục dự án đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp, trong đó có những dự án thuộc “đất vàng” đang bị bỏ hoang như: Dự án Công viên Thiên Bút và Khu đô thị sinh thái Thiên Tân (do Công ty CP Đầu tư xây dựng Thiên Tân – Thiên Tân Group, làm chủ đầu tư) đã Báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2017 với khoảng trên 40 ha. Tuy nhiên, dự án đã thi công kéo dài và hiện đang bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. UBND tỉnh vừa có văn bản chấm dứt đầu tư theo hình thức BT và hủy quy hoạch chi tiết 1/500 đối với hai dự án nêu trên.

Hoặc dự án khu dân cư IV-B3 kết hợp chỉnh trang đô thị, có tổng diện tích 4,6 ha, ở phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, do Công ty TNHH xây dựng Đồng Khánh làm chủ đầu tư. Dự án đã triển khai thi công từ cuối năm 2017 với tổng vốn đầu tư hơn 45 tỷ đồng, gồm 94 lô biệt thự liền kề. Sau khi san lấp mặt bằng và thi công một số hạng mục công trình, hiện dự án cũng bị bỏ hoang, trở thành điểm bỏ rác, súc vật chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Dự án “Công viên tình yêu” ngay từ năm 2015, UBND Tp. Quảng Ngãi đã giải phóng mặt bằng với diện tích quy hoạch khoảng hơn 2 ha, nằm ngay vị trí trung tâm Tp. Quảng Ngãi. Theo người dân ở phường Trần Phú, đây là dự án nằm tiếp giáp giữa 2 con đường Chu Văn An – Nguyễn Tự Tân, một trong những khu “đất vàng” ở Tp. Quảng Ngãi. Sau hơn 6 năm, kể từ khi lấy ý kiến của bà con trong khu phố cho đến nay, dự án này vẫn là bãi đất hoang sơ, lãng phí vô cùng. Một số điểm trên khu đất cỏ dại mọc bao phủ, hố đọng nước biến thành ao tù, gây ô nhiễm môi trường.

tm-img-alt
Dự án Khu công viên Thiên Bút ở đường Phạm Văn Đồng, P. Nghĩa Chánh đang bỏ hoang, làm nhếch nhác bộ mặt Tp. Quảng Ngãi.

Đáng lưu ý, dự án xây dựng Trung tâm phân phối sản phẩm của Tổng Công ty CP Bia rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)đã được UBND tỉnh giao khu “đất vàng” tại trung tâm phường Trần Phú. Đến nay, đã 12 năm nhưng khu đất vẫn không có gì thay đổi, ngoại trừ vừa xây tạm tường rào bao quanh. Được biết, dự án bị bỏ hoang lâu nay không những lãng phí đất, mà còn gây nhiều trở ngại cho hoạt động của chợ Thu Lộ. Nhiều tiểu thương buôn bán phàn nàn, siêu thị phục vụ hàng hóa cho người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường, trật tự công cộng. Nhất là các hộ dân sống trong vùng dự án bị ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày rất nhiều, bởi khu đất này giờ trở thành điểm vứt rác, súc vật chết, mùi hôi thối làm ô nhiễm nặng nề cả khu phố.

Ông Nguyễn Anh Chín, Tổ trưởng dân phố 4 – người sống lâu năm ở khu phố này bất bình: “Khu vực này trước đây là của Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi, nhưng sau đó tỉnh thu hồi giaoSabecođầu tư dự án mới. Khi họp dân trong khu phố,ai cũng đồng tình ủng hộ đơn vị đầu tư xây dựng Trung tâm phân phối sản phẩm, vì ở đây có chợ Thu Lộ, bà con buôn bán thuận tiện. Tuy nhiên, từ ngày cấp dự án choSabeco đến nay đã gần 12 năm rồi, nhưng vẫndự án vẫn“án binh bất động”.Tổ dân phố 4 đã nhiều lần có đơn kiến nghị đến chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết!”.

Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND phường Trần Phú Hồ Kỳ Phương cho biết, năm 2009, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định cấp đất cho dự án và đến năm 2014, UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi một phần diện tích đất của Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi và giao đất có thu tiền sử dụng đất cho Sabeco. Theo đó, tổng diện tích đất thu hồi và giao cho Sabeco hơn 7.559 m2, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp; thời hạn cho thuê đất là 49 năm, kể từ ngày ký quyết định giao đất.

Ngay sau đó, UBND Tp. Quảng Ngãi tiến hành xác định bàn giao mốc giới ngoài thực địa. Quyết định cũng nêu rõ: Sau 12 tháng kể từ ngày ký quyết định, nếu Sabeco không triển khai xây dựng, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, thì Nhà nước sẽ thu hồi toàn bộ diện tích nói trên. Tuy nhiên, gần 12 năm qua, dự án trên vẫn chỉ là bãi đất hoang hóa, cây cỏ mọc um tùm, người dân càng bức xúc.

tm-img-alt
Hơn 10 năm, Khu đô thị sinh thái Thiên Tân vẫn chưa thành hình.

“Qua đơn kiến nghị của bà con trong phường,chúng tôi đã tiến hành khảo sát, làm việc trao đổi với bên Nhà máy bia Sài GònChi nhánh tại Quảng Ngãi, thì họ cũng đã cam kết là sẽ sớm khởi công xây dựng Trung tâm phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, đến naycũng hơn2 năm rồi, nhưng Công ty vẫn im lặng.Chúng tôi đã có văn bản báo cáo lên Thành ủy và UBND thành phố Quảng Ngãi để xử lý nhà đầu tư trong việc chậm trễ của dự án” – Chủ tịch Hồ Kỳ Phương nhấn mạnh.

Có thể thấy, từ năm 2013, tuy đã được mở rộng địa giới hành chính, nhưng với bước phát triển khá nhanh về kinh tế và dân số, quỹ đất ở khu vực trung tâm thành phố Quảng Ngãi hiện cũng khá khan hiếm. Vì thế, nhiều dự án đang bị bỏ hoang không chỉ gây lãng phí quỹ đất, mà còn gây ra nhiều hậu quả khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cùng chuyên mục

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Quy định về tách thửa đất, hợp thửa đất
Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV. Trong đó, quy định về tách thửa đất, hợp thửa đất có nhiều điểm mới. 
Đối tượng có thể được bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư
Đối tượng có thể thuộc diện được bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm: Cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác...

Tin mới

Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.