Từ 08 giờ 30 phút đến 11 giờ ngày 20/6/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp nhận các bản mẫu sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để tổ chức thẩm định.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1688/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố.
Theo thông tin từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm học 2024 - 2025, đơn vị này sẽ thực hiện điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa tái bản lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11. Đồng thời, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng giá bán sách giáo khoa các lớp 5, 9 và 12 (xuất bản năm đầu tiên) theo cơ cấu giá đã giảm của sách giáo khoa tái bản.
Với chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã chuẩn bị bước sang năm thứ 5 triển khai, với việc phê duyệt, đưa vào sử dụng sách giáo khoa của 3 lớp cuối cấp (lớp 5, lớp 9, lớp 12). Tuy nhiên, quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa tại các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập khiến một số nhà trường lúng túng.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo Bộ GD&ĐT khẳng định, những ngữ liệu đang lan truyền trên mạng như: Giã gạo thổi cơm, Bắn Tung Tóe, Bạn An dũng cảm, Bé xách đỡ mẹ, Vẽ gì khó... không có trong sách giáo khoa.
Đường dây nóng của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (0344181018) hoạt động liên tục từ 8h đến 22h hằng ngày (kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ) để hỗ trợ phụ huynh và học sinh cần thông tin về địa chỉ mua sách giáo khoa.
Công ty Cổ phần đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam cam kết nhập kho đầy đủ, đồng bộ sách các lớp 4, 8, 11 để phục vụ kịp thời năm học 2023 - 2024. Đến thời điểm hiện tại, sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11 đã in, nhập kho đạt 100% sản lượng dự kiến phát hành và bắt đầu phát hành đến các địa phương.
Lâu nay, việc “nhặt sạn” từ ngữ liệu không phù hợp đến nghiêm trọng hơn là sai kiến thức khiến độc giả quan tâm và lên tiếng đã kéo dài 3 năm nay - kể từ khi triển khai chương trình cải cách giáo dục phổ thông 2018. Hầu như các bộ sách giáo khoa nào cũng từng được dư luận “nhặt sạn”.
Cử tri tỉnh An Giang đã có kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước của UBND tỉnh trong việc lựa chọn và quy trình lựa chọn sách giáo khoa (SGK) tại 6 địa phương.
Để không ảnh hưởng nhiều đến thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK mà Nghị quyết 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục quy định. Đồng thời, chống độc quyền trong lĩnh vực này, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định khung giá, bao gồm giá tối đa, giá tối thiểu.
Theo các chuyên gia, giá SGK có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân. Trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, Nhà nước cần có những quyết sách phù hợp để ổn định thị trường sách giáo khoa trong thời gian tới.
Tại buổi tọa đàm về “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục" diễn ra ngày 3/11, các chuyên gia giáo dục đã đưa ra những nguyên nhân khiến giá sách giáo khoa mới tăng đáng kể so với sách giáo khoa cũ.
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy, cần thận trọng trong việc định giá sách giáo khoa để không ảnh hưởng tới việc xã hội hóa, chống độc quyền trong lĩnh vực này.
Bộ Tài chính đã bổ sung sách giáo khoa (SGK) vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tại dự thảo Luật Giá sửa đổi, đồng thời với việc hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình Chính phủ.
Trong báo cáo mới nhất về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực GD&ĐT, Bộ GD&ĐT khẳng định, thời gian tới sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK.
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) và trưng bày SGK Việt Nam và các nước.