Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 26/02/2021 01:00 (GMT+7)

Tại sao nói 'cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng' và 7 điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày này

Trong ngày Rằm tháng Giêng, nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn để cúng gia tiên, thần linh hoặc đi chùa cầu bình an, may mắn.

Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu (“Nguyên” là thứ nhất, “Tiêu” là đêm), có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên nhiều người thường đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn… vào ngày này. 

Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Nhiều người quan niệm rằng cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng, ý nói ngày này rất quan trọng. Ảnh Internet.

Tại sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?

Theo quan niệm của người Việt, phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Trong khi đó, ngày Rằm tháng Giêng rơi vào mùa xuân, mùa tượng trưng cho sự phát triển và sinh sôi, nảy nở. Do đó, ngày này được người dân coi trọng, gửi gắm mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, sung túc. 

Đối với người Việt, Rằm tháng Giêng còn là Tết muộn, là dịp để những gia đình có điều kiện tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn hoặc những người đau yếu, gia đình có tang ma… được ăn Tết bù. Vì vậy, vào ngày rằm tháng Giêng, một số gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn để cúng gia tiên, thần linh, cầu mong năm mới may mắn, tài lộc.

Một mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Giêng. Ảnh Internet.

7 điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng

- Sát sinh, không ăn thịt chó, mèo, vịt: Nhiều người tin rằng sát sinh trong ngày Rằm tháng Giêng sẽ khiến tài vận bị suy giảm, gặp phải tai nạn, bệnh tật…, trong khi đó ăn các loại thịt như thịt chó, mèo, vịt... sẽ gặp phải xui rủi.

- Câu cá: Nhiều người cho rằng đi câu cá vào ngàyRằm tháng Giêng sẽ mang đến điều không may mắn.

- Mặc đồ trắng, đen: Theo quan niệm xưa, 2 màu đen và trắngliên quan tới tang tóc, đám hiếu, nên ai mặc trang phục có 2 màu này vào ngày Rằm tháng Giêng thì công việc không thuận lợi, làm gì cũng khó thành công.

- Mặc quần áo rách:Việcmặc quần áo rách, kém chỉn chu vào ngày Rằm tháng Giêng có thể khiến vận rủi đeo bám cả năm.

Không nên mặc quần áo rách hay có màu đen, trắng vào ngày Rằm tháng Giêng. Ảnh Internet.

- Để hết gạo, hết lửa trong nhàThùng gạo trống rỗng, hết gạo, lộ đáy chẳng khác gì dấu hiệu cho thấy cả năm đói kém, khổ sở, không có “của ăn của để”. Ngoài ra, bạn cũng không nên để trong nhà hết lửa, vì lửa tượng trưng cho sự may mắn, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.

- Làm vỡ đồ, mất tài sản:Trong ngày rằm tháng Giêng, bạn nên tránh làm vỡ (hỏng) đồ đạc trong nhà, vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn, mọi việc diễn ra khó lòng như ý.

- Cẩn trọng lời ăn tiếng nói: Trong ngày Rằm tháng Giêng, bạn cần lưu ý tới lời nói, tránh đề cập tới chuyện xui xẻo, điềm gở bởi có thể gặp nhiều điều không may. 

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!

Cùng chuyên mục

Tin mới