Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 05/11/2020 00:09 (GMT+7)

Thêm 1 bệnh nhân COVID-19, Hà Nội lập 5 đoàn kiểm tra sau khi phải cách ly 2 người

Bản tin 06h ngày 05/11 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết đã ghi nhận 1 ca mắc mới Covid-19 là người Việt Nam nhập cảnh từ Oman được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 1.207 bệnh nhân. Từ hôm nay, Hà Nội lập 5 đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Số ca mắc ở Việt Nam:

– Tính đến 6h ngày 05/11: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

– Tính từ 18h ngày 04/11 đến 6h ngày 05/11: 1 ca mắc mới là ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Đến hôm nay Việt Nam đã trải qua 64 ngày không ghi nhận ca bệnh Covid-19 ngoài cộng đồng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 79 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19 ngoài cộng đồng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, đến nay, đã 96 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19 ngoài cộng đồng.

Thông tin ca mắc mới: 1 ca mắc mới (BN1207): là ca nhập cảnh, được cách ly ngay. Cụ thể:

CA BỆNH 1207 (BN1207): nữ, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 22/10/2020, bệnh nhân từ Oman nhập cảnh Sân bay Nội Bài trên chuyến bay QR976, được cách ly ngay tại huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Lấy mẫu lần 2 ngày 03/11/2020, kết quả xét nghiệm ngày 04/11/2020 tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện tại bệnh nhân đang được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 15.137, trong đó:

– Cách ly tập trung tại bệnh viện: 196

– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.959

– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 982.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban- Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19: đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.069 bệnh nhân/1.206 bệnh nhân Covid-19.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân Covid-19 nào nặng.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 17 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 6 ca, số ca âm tính lần 3 là 5 ca.

Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Châu Âu đang chứng kiến đợt bùng phát dịch mới nghiêm trọng

Cập nhật đến 6 giờ sáng 5/11, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu là 48.369.860 ca, trong đó có 1.229.286 người thiệt mạng. Các nước cũng ghi nhận 34.618.532 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện là 89.179 ca và 12.522.042 ca đang điều trị tích cực.

Ngày 4/11, thế giới có tới 145 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca Covid-19 mới; 92 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng mạnh trở lại. Dịch tiếp tục chuyển tâm từ Mỹ, Ấn Độ và Brazil sang diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu.

Trong vòng 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (87.564 ca), Ấn Độ (50.465 ca), Pháp (40.558 ca) và Italy (30.550 ca); trong khi đó Tây Ban Nha (với 1.623 ca), Mỹ (992 ca), Ấn Độ (704 ca) và Brazil  (558 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Châu Âu lại đang chứng kiến đợt bùng phát dịch mới nghiêm trọng hơn nhiều khi số ca bệnh tăng mại trở lại ở các nước thành viên.

Mỹ đang là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với 9.780.530 ca nhiễm và 239.623 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với trên 8,3 triệu ca nhiễm và 124.354 ca tử vong, và Brazil với trên 5,5 triệu ca nhiễm và 161.106 ca tử vong.

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...