Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 08/08/2023 14:05 (GMT+7)

Thí sinh cần lưu ý những gì sau khi nộp xong lệ phí xét tuyển đại học?

Tại Kỳ tuyển sinh năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức lọc ảo 06 lần. Sau đó, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn cho thí sinh trước 17h00 ngày 22/8.

Thí sinh cần lưu ý những gì sau khi nộp xong lệ phí xét tuyển đại học?

Ảnh minh họa.

Theo khung kế hoạch mà Bộ GD&ĐT ban hành, sau khi hoàn thành bước đăng ký nguyện vọng, từ ngày 31/7 đến 17h ngày 06/8, là thời gian để thí sinh nộp lệ phí đăng ký xét tuyển trực tuyến theo 06 khung giờ mà Bộ đã quy định. Thí sinh cần lưu ý chỉ khi xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng và nộp lệ phí xét tuyển thành công thì việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển mới được công nhận.

Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ các trường lọc ảo 6 lần như những năm trước. Điểm chuẩn đại học được công bố trước 17h ngày 22/8. Từ 17h ngày 22/8, các trường thông báo điểm chuẩn, danh sách thí sinh trúng tuyển đợt 1.

Trước 17h ngày 06/9, tất cả các thí sinh trúng tuyển cần xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống. Nếu thí sinh không xác nhận nhập học sẽ phải đợi xét tuyển bổ sung vào các đợt xét tuyển tiếp theo của các trường đại học.

Đối với thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT, từ ngày 05/7 đến 17h ngày 15/8, thí sinh có thể xác nhận nhập học trên hệ thống.

Từ ngày 07/9 và kéo dài tới tháng 12, các trường đại học xét tuyển bổ sung nếu thiếu chỉ tiêu.

So với năm 2022, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển là 01 tháng, năm 2023 rút ngắn chỉ còn trong 20 ngày. Ngoài ra, thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn 03 tuần so với mốc 17/9 và 30/9 của năm ngoái.

Theo Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2023 do Bộ GD&ĐT ban hành hồi tháng 3, từ ngày 12/8 đến 17h00 ngày 20/8, cơ sở đào tạo tải dữ liệu, thông tin xét tuyển; điểm thi tốt nghiệp THPT; kết quả học tập cấp THPT trên Hệ thống; điểm các kì thi (nếu có); Bộ GD&ĐT tổ chức lọc ảo tất cả các phương thức xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển để xác định nguyện vọng cao nhất mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển.

Năm nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo đề án đã công bố, tuân thủ các quy định của Quy chế tuyển sinh và các quy định pháp luật hiện hành; thực hiện trách nhiệm giải trình với Bộ, các cơ quan có thẩm quyền và xã hội về toàn bộ công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào chiều ngày 05/8, báo chí đặt câu hỏi tới lãnh đạo Bộ GD&ĐT liên quan đến công tác xét tuyển đại học năm 2023 về những điểm mới, khó khăn, thuận lợi?

Trước câu hỏi về công tác xét tuyển đại học năm 2023, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, năm nay việc tổ chức cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học có một số điểm mới, trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm từ năm 2022.

Năm 2022, Bộ cũng đã thực hiện đổi mới một số quy chế mới trong đó có việc tập trung các phương thức xét tuyển trên cùng hệ thống và cho thí sinh thực hiện tất cả các quy trình trong tuyển sinh từ việc đăng ký nguyện vọng, trả lệ phí, xác nhận nhập học đều thực hiện trực tuyến.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, mặc dù có một số khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng cơ bản thuận lợi là đã đạt thành công, được thí sinh, trường đại học, cả xã hội đánh giá cao.

Trên cơ sở thuận lợi, thành công năm 2022, năm 2023, Bộ GD&ĐT không điều chỉnh cơ chế tuyển sinh mà chỉ sửa đổi một số phần kỹ thuật để thuận lợi hơn cho thí sinh.

Trong đó có một số điểm mới quan trọng như đã tích hợp vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh thêm dữ liệu phục vụ xét tuyển, từ kết quả thi THPT cho đến kết quả học tập THPT, học bạ, dữ liệu thi, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường đại học hay đại học quốc gia...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh, dựa trên dữ liệu kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư của Bộ Công an, năm nay thí sinh không phải đi xin xác nhận ở các nơi mà có thể xem trực tiếp, các nơi sẽ duyệt trực tiếp khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên trên đó.

Bên cạnh đó, năm nay thí sinh không phải lựa chọn phương thức xét tuyển. Điểm này năm ngoái có một số khó khăn các thí sinh nhầm lẫn, khi chọn một ngành một trường đưa ra nhiều mức xét tuyển khác nhau hay nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau.

Đồng thời, cũng theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, năm nay Bộ GD&ĐT chỉ để các thí sinh chọn ngành, chọn trường, còn việc xét theo nguyện vọng nào, phương thức nào thì phần mềm tự làm để tối ưu hóa, tìm ra tổ hợp nào tối ưu nhất cho thí sinh thì chọn.

Cùng chuyên mục

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Tin mới

Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài
Liên quan đến vụ nổ lò hơi xảy ra hôm 1/5, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Feng Yong (quốc tịch Trung Quốc), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh và tạm hoãn xuất cảnh đối với