Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/09/2019 14:17 (GMT+7)

Thị trường thép không gỉ cán nguội: Bao giờ cho đến... công bằng (?)

Thực tế, thị trường thép không gỉ cán nguội ngày càng cách xa với chủ trương "cạnh tranh lành mạnh" khi mọi chuyển động về giá cả đều nằm gọn trong tay Posco VST.

Hơn 5 năm sau “ca” phòng vệ thương mại đầu tiên (tháng 12/2013) của Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cạnh tranh kinh doanh bất đối xứng giữa một bên là liên danh Posco VST cùng một doanh nghiệp khác - thực chất là Posco VST - với bên còn lại là hơn 50 doanh nghiệp nội địa có cùng sản phẩm TKGCN, thực tế thị trường ngày càng xa cách với chủ trương “cạnh tranh lành mạnh”.

Ảnh minh họa.

Vào thời điểm hiện tại, trong “bão tố” thương mại Mỹ - Trung, biện pháp tăng thuế của Chính phủ Mỹ “đánh” vào hàng ngàn mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã làm thay đổi đáng kể “diện mạo” nền kinh tế “thứ hai thế giới”… Và không chỉ vậy, “hơi nóng” từ nghi vấn thép cán nóng có xuất xứ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc cũng được cảm nhận rõ rệt… 

Nội địa không bình yên

Nhờ “phán quyết” của Bộ Công thương, hồi cuối năm 2013 “áp thuế chống phá giá từ 9,55% đến 37,29% đối với TKGCN nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia”, Posco VST “phất” nhanh chóng, “làm chủ” thị trường TKGCN vì không còn đối thủ nào cạnh tranh nổi, và mọi chuyển động về giá cả đều nằm gọn trong tay Posco VST.

Giữa năm 2019, giá TKGCN tại nội địa là khoảng 2.100 USD/tấn - đây là mức giá cao so với các thị trường trong khu vực. Sản phẩm TKGCN khổ lớn chỉ duy nhất do Posco VST sản xuất, do vậy, họ chiếm lĩnh trọn vẹn thị trường. Sản phẩm TKGCN khổ nhỏ có vài doanh nghiệp sản xuất với công nghệ cũ, máy móc lạc hậu, lỗi thời, sản phẩm làm ra giá quá cao so với thép không gỉ thế giới, chất lượng tồn tại nhiều vấn đề.

Ngoài ra, mức chênh lệch từ 200-300 USD/tấn giữa giá thép cán nóng và cán nguội cũng trở thành áp lực đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Bởi giá thành sản phẩm bán ra thị trường không tăng nhưng giá nguyên vật liệu liên tục tăng, làm triệt tiêu tính cạnh trạnh của sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước và thất thủ trước các sản phẩm nhập khẩu.

Một khách hàng trực tiếp của Posco VST chuyên nhập các tấm inox khổ lớn để gia công cho biết: Với ngành gia công inox, nếu Posco VST chỉ tăng giá 50USD/tấn thì cũng khiến chúng tôi điêu đứng rồi. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là thép không gỉ nên có biến động nhẹ cũng làm đội chi phí lên rất nhiều. Lãi thấp, lại đối mặt với rủi ro cao khiến chúng tôi mất thị trường, nếu mình “đu theo” tăng giá.

“Hiện giá nguyên liệu đã chiếm tới 70-80% tỉ trọng giá sản xuất sản phẩm inox. “Cõng” thêm chi phí quản lý, bán hàng, nhân công, điện, nước… tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng mỏng. Chi phí sản xuất không tăng tương ứng với giá thương phẩm dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau. Cuối cùng, để tranh giành thị phần thì buộc phải hạ giá bán khiến lợi nhuận của ngành inox rất thấp. Điều này là không tốt và không thể xây dựng một thị trường bền vững, lành mạnh được”, chủ doanh nghiệp gia công inox khổ lớn trần tình.

Cùng chuyên mục

Habeco thiếu tiền mặt để nộp phạt hành vi vi phạm về thuế?
Vi phạm hành chính về thuế, Habeco bị phạt, truy thu và buộc nộp đủ tiền chậm nộp tiền thuế tính đến hết ngày 3/1/2024 là 19,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại ngày 31/3/2024, lượng tiền mặt của Habeco rất thấp, không đủ để nộp toàn bộ số tiền phạt này.
Xây dựng Hòa Bình lý giải nguyên nhân lỗ thêm 333 tỷ đồng sau kiểm toán
Sự chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được kiểm toán và số liệu báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tự lập giảm 333 tỷ đồng đã được giải trình chi tiết tới Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, theo thông cáo phát đi từ đơn vị này ngày 1/4/2024.

Tin mới