Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 19/02/2021 07:00 (GMT+7)

Thương tiếc vị lãnh đạo tận tụy vì dân

Nhắc đến 'chú Hai Nghĩa', đông đảo người dân cả nước bày tỏ niềm kính yêu sâu sắc, một vị lãnh đạo cao cấp của Chính phủ đã hết lòng vì dân, ngay cả khi đã về hưu.

Được biết, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, bệnh nặng, đồng chí Trương Vĩnh Trọng (sinh năm 1942) nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng ban Nội chính Trung ương đã từ trần vào hồi 3 giờ 25 phút sáng ngày 19/02/2021 tại nhà riêng, ấp Lương Thuận, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Ở quê nhà, đồng chí Trương Vĩnh Trọng còn có tên gọi quen thuộc là “Hai Nghĩa”.

Trong một lần phóng viên về thăm nhà "chú Hai Nghĩa", được ông dẫn ra tham quan vườn cây quanh nhà.

Dù đã về hưu, vui sống cuộc sống thanh nhàn, yên bình ở quê nhà, nhưng mỗi khi nhận được thông tin về sự thay đổi, phát triển của địa phương nào đó là “chú Hai Nghĩa” có mặt tận nơi, xem xét và đóng góp ý kiến để lãnh đạo địa phương có cách xử lý thích hợp. 

Nhắc đến nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, người dân vùng Tây Bắc đều bày tỏ sự yêu thương, ngưỡng mộ… Bởi vì Tây Bắc là vùng khó khăn nhất cả nước. Khó khăn toàn diện. Trình độ dân trí thấp. Sản xuất thì mang tính chất tự cung tự cấp. Ngoài ra, đây là vùng lưu giữ nguồn nước cho cả miền Bắc, có thủy điện sông Đà, có thủy điện Lai Châu... nhưng lại là vùng điện khí hóa chậm nhất. 

Ngày 12/8/2006, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đảm nhận nhiệm vụ Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc, được xem là chứng nhân lịch sử của sự thăng trầm vùng Tây Bắc đã từng cho PV biết: “Tôi là dân Bến Tre. Sau khi chuyển từ Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp về làm Trưởng ban Nội chính Trung ương, tôi được Bộ Chính trị phân công kiêm nhiệm thành viên Ban Chỉ đạo Tây Bắc, nơi anh Tư Sang (nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) làm Trưởng ban… Lúc đó, Bộ Chính trị họp, bàn tới bàn lui mới quyết định điều động tôi đi làm Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc. Được đưa lên vùng Tây Bắc tôi thấy là một sự ngỡ ngàng với mình. Vì hồi xưa đến giờ mình ở ĐBSCL, cạnh sông nước mà đưa về chỉ đạo miền núi. Đây là khu vực có đường biên giới 1.400 km, dọc với phía Trung Quốc. Đây cũng là khu vực khó khăn, an ninh chính trị phức tạp. Khi đó, người nói ra nói vào, nhưng với tôi, Đảng đã phân công thì tôi chấp hành vô điều kiện...”.

Thời điểm ấy, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng khuyên bảo trồng cây cao su. Thấy có lý, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng mời Tập đoàn Cao su lên, nói họ nghiên cứu, rồi đầu tư. Tập đoàn Cao su bỏ 4.000 tỷ,... rồi họ thành lập nhiều công ty để trồng… Giờ đây, người dân vùng Tây Bắc bạt ngàn rừng cao su và nguồn kinh tế chủ yếu ở nhiều địa phương.

Bài viết này chưa thể lột tả được hết những gì nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng ban Nội chính Trung ương Trương Vĩnh Trọng đã cống hiến cho quê hương, cho nhân dân… nhưng cũng thay lời tiếc thương sâu sắc nhất gửi đến gia đình “chú Hai Nghĩa”. Thành kính phân ưu!

CHƯƠNG TRÌNH LỄ TANG ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG VĨNH TRỌNG

Đồng chí Trương Vĩnh Trọng mất lúc 3 giờ 25 phút ngày 19/2/2021.

Nhập quan lúc 11 giờ, ngày 19/2/2021.

Làm lễ tại gia đình từ 11 giờ ngày 19/2 đến 11 giờ ngày 20/2/2021. Địa chỉ: xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, Bến Tre.

Di quan về làm lễ tang chính thức tại Hội trường UBND tỉnh Bến Tre lúc 11 giờ ngày 20/2/2021.

Lễ viếng chính thức từ 13 giờ ngày 20/2 đến 11 giờ ngày 22/2/2021.

Lễ an táng lúc 13 giờ ngày 22/2/2021, tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới

Cảnh giác các cuộc gọi kích hoạt 'hộ' định danh điện tử mức độ 2
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân khi làm thủ tục đăng ký, cập nhật định danh điện tử mức độ 2 thì phải đến trực tiếp trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2, không phải cập nhật qua số điện thoại lạ được gọi tới.