Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 15/12/2022 06:55 (GMT+7)

Vaccine Covid-19 mua bằng tiền ngân sách phải kê khai, công bố giá

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, cần quay trở lại áp dụng biện pháp như bình thường, tức là vaccine phòng Covid-19 mua bằng ngân sách phải kê khai và công bố giá bởi đây cũng là để bảo vệ cho ngành Y.

Ngày 14/12, tiếp tục Phiên họp thứ 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV ngày 28/7/2021 về các chính sách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo Nghị quyết 30 của Quốc hội, các chính sách phòng chống dịch bệnh Covid-19 thực hiện đến hết ngày 31/12/2022.

Tại tờ trình, Chính phủ đề nghị chuyển tiếp thực hiện 04 chính sách để bảo đảm quyền, lợi ích của người dân.

Trong đó, Chính phủ đề nghị tiếp tục miễn thực hiện kê khai, công bố giá đối với vaccine Covid-19 mua bằng nguồn ngân sách Nhà nước, Quỹ vaccine phòng Covid-19 để tiêm miễn phí cho nhân dân cho đến khi công bố hết dịch.

Thẩm tra nội dung này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, nhiều ý kiến trong thường trực Ủy ban này cho rằng, việc cho phép miễn kê khai giá vaccine được thực hiện trong bối cảnh khan hiếm vaccine, ít nhà sản xuất.

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá lại sự cần thiết của chính sách này trong bối cảnh mới khi đã có nhiều nơi sản xuất vaccine hơn và tỉ lệ tiêm chủng của nước ta cũng đang đạt mức cao.

Bên cạnh đó, Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Chính phủ đề xuất cụ thể thời gian thực hiện vì việc kéo dài thời hạn cho đến khi công bố hết dịch là rất chung chung.

Phát biểu sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị có tờ trình riêng về 04 chính sách, thuyết minh rõ hơn để Quốc hội quyết định thực hiện chứ không xác định đây là chuyển tiếp.

Đi vào cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng bày tỏ quan điểm đồng tình với cơ quan thẩm tra liên quan đến việc kê khai và công bố giá vaccine Covid-19 được mua sắm bằng ngân sách Nhà nước.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cần quay trở lại áp dụng biện pháp như bình thường, tức là vaccine Covid-19 mua bằng ngân sách phải kê khai và công bố giá bởi đây cũng là để bảo vệ cho ngành Y.

Liên quan đến chính sách cho phép áp dụng biện pháp “ngừng hoạt động”, bản chất là đình chỉ hoạt động của các cơ sở, tạm ngừng hoạt động các cơ sở dịch vụ trong bối cảnh dịch cấp độ 3, cấp độ 4, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, đây là biện pháp “hết sức đặc biệt”, về nguyên tắc phải Quốc hội quyết định.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, nếu Quốc hội cho phép thì chỉ ủy quyền đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chính phủ áp dụng phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và có sự đồng ý, như thế mới chặt chẽ.

Ông Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, để thực hiện Nghị quyết 30, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt các địa phương ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thông báo, chỉ thị… để đáp ứng yêu cầu trong tình trạng cấp bách. Do đó, khi tuyên bố những chính sách theo Nghị quyết 30 hết hiệu lực thì các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể hay triển khai thực hiện cũng hết hiệu lực.

“Phải tuyên bố một cách rành mạch là những văn bản nào hết hiệu lực, chứ không nói chung chung được, vì đây là những quy định pháp lý. Đặc biệt, đây là những quy định rất đặc biệt, đặc cách, khác quy định của luật, nhiều nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ Nghị quyết 30 quy định những biện pháp khác luật hoặc là chưa được luật quy định”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu ý kiến.

Nêu quan điểm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình cần tuyên bố các nghị quyết nào của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hết hiệu lực từ ngày nào; đồng thời đề nghị Chính phủ rà soát để công bố hết hiệu lực của các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

Với những việc đang “thanh toán dở dang”, Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc Chính phủ đề xuất cho thanh toán tiếp là “đúng quá rồi”, tuy nhiên, cần rõ ràng về thời hạn.

“Nói một câu ‘cho đến khi kết thúc’ thì không biết đằng nào mà lần, không tạo được áp lực để giải quyết thanh toán. Phải rõ ràng về thời hạn, thời hạn khả thi nhưng phải tích cực, khẩn trương, ví dụ cùng lắm hết năm 2023 thôi”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý.

Mặt khác, người đứng đầu Quốc hội cũng cho rằng những chính sách chưa rõ thì chưa nên ban hành, nếu tình hình phức tạp hơn, lúc đó tính sau. “Khi có tình trạng khẩn cấp thì lại giải quyết theo tình trạng khẩn cấp, chưa rõ thì chưa ra nghị quyết”, Chủ tịch Quốc hội nói thêm.

Theo dự kiến, báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30 ngày 28/7/2021 kỳ họp thứ nhất về các chính sách phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp bất thường lần thứ hai vào tuần đầu của tháng 01/2023 (sau khi kết thúc nghỉ Tết Dương lịch).

04 chính sách Chính phủ đề nghị chuyển tiếp thực hiện

1. Các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 và chế độ chính sách đối với người được điều động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đã thực hiện trước ngày 31/12/2022 theo các quy định của Nghị quyết số 30 và các văn bản hướng dẫn mà chưa thanh toán xong thì được tiếp tục thực hiện thanh toán theo các quy định tại Nghị quyết số 30 và các văn bản hướng dẫn cho đến khi hoàn thành.

2. Trong trường hợp dịch có diễn biến phức tạp ở cấp độ 3, cấp độ 4 theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP thì được phép áp dụng biện pháp "ngừng hoạt động” như trong tình trạng khẩn cấp theo quy định tại mục 3.1, Nghị quyết số 30.

3. Việc thanh toán chi phí phòng chống dịch Covid-19 cho cơ sở y tế và chi phí khám bệnh chữa bệnh cho người bệnh Covid-19 đang thực hiện theo Nghị quyết số 30 được hướng dẫn bởi Nghị quyết số 268 và Nghị quyết số 12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiếp tục thực hiện cho đến khi công bố hết dịch Covid-19.

4. Tiếp tục miễn thực hiện kê khai, công bố giá đối với vaccine mua bằng nguồn ngân sách Nhà nước, Quỹ vaccine phòng Covid-19 để tiêm miễn phí cho Nhân dân tại cho đến khi công bố hết dịch.

Cùng chuyên mục

Những lầm tưởng về thực phẩm bổ sung sức khỏe
Thực phẩm bổ sung sức khỏe đã trở thành xu hướng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhưng đi kèm với nó là rất nhiều lầm tưởng nghiêm trọng về tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống bệnh sởi
Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa, cách phòng tránh hiệu quả
Khi giao mùa, thời tiết chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ ẩm sang khô có thể trở thành tác nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, một số đối tượng nhất định dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Vậy ai là đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa?
Cách khám bệnh không cần mang theo thẻ BHYT
Khi đi khám chữa bệnh, người dân không còn phải lo lắng về việc quên mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy. Thay vào đó, người dân có thể sử dụng Căn cước công dân, hoặc có thể dùng ứng dựng VNeID hay ứng dụng VssID.

Tin mới

Khám chữa bệnh ngày thứ 7, chủ nhật có được BHYT thanh toán không?
Khi khám bệnh vào ngày thứ bảy, chủ nhật đối với các bệnh viện có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) vào ngày nghỉ thì người có BHYT vẫn sẽ được chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT. Đối với các bệnh viện không tổ chức khám chữa bệnh vào thứ bảy, chủ nhật thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh của BHYT trong trường hợp cấp cứu tại khoản 4, Điều 11, Thông tư 40/2015/TT-BYT.