Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 12/05/2020 12:31 (GMT+7)

Việt Nam đã có 252 ca khỏi bệnh Covid-19, tròn 26 ngày không có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Ngày 12/5, lúc 18h00, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 thông tin, đã tròn 26 ngày Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng. Trong ngày hôm nay, có thêm 3 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh và nâng số ca khỏi tại Việt Nam lên 252 ca.

Ngày 12/5, theo bản tin lúc 18h00 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 được biết, đã tròn 26 ngày Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng

Theo số liệu từ Bộ y tế, hiện nay, Việt Nam đang có tổng cộng 148 ca nhiễm nhập cảnh đã được cách ly ngay.

Trong đó, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe và cách ly là 11.929. Trong đó bao gồm:

Số người bị cách ly tập trung tại bệnh viện là 329 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 6.432 người và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 5.168 người.

Tương tự, báo cáo của Tiểu Ban điều trị Quốc gia cũng cho biết, đã có 3 bệnh nhân tái dương tính được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi đó là các bệnh nhân (BN): BN151, BN207, BN224.

Đối với các trường hợp nặng, Tiểu Ban Điều trị cho biết, tình hình sức khỏe của bệnh nhân phi công người Anh vẫn còn đang trong tình trạng nguy kịch, đã được chụp CT để đánh giá chức năng phổi, chiều ngày 12/5 lại tiếp tục được hội chẩn tiếp tục để đánh giá khả năng ghép phổi.

Bệnh nhân cúm biến chứng tương tự Covid-19 thể nặng được cứu sống

Được biết, bệnh nhân T.Q.T., 49 tuổi, ở Hạ Long, Quảng Ninh, phải sử dụng ECMO (thiết bị tim phổi ngoài cơ thể) do bị cúm nhưng biến chứng như bệnh nhân Covid-19 nặng và đã được cứu sống.

Theo Bác sĩ Hà Mạnh Hùng, trưởng khoa hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh, nơi điều trị cho bệnh nhân, cho biết khởi bệnh ban đầu của ông T. chỉ là đi mưa về và cảm sốt thông thường, song diễn biến cấp tính, phức tạp dẫn đến viêm phổi nặng biến chứng ARDS, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng…

Một số biến chứng gặp ở bệnh nhân tương tự ở bệnh nhân Covid-19 thể nặng.

Theo gia đình cho biết, ông T. đi mưa về có dấu hiệu sốt nhẹ nên đã tự mua thuốc uống tại nhà. Sau hai ngày tự điều trị bệnh không giảm mà sốt liên tục, uống thuốc hạ sốt không dứt cơn, ho và đau tức ngực nên được gia đình đưa vào viện tháng 4 vừa qua.

Người này đã được xét nghiệm sàng lọc Covid-19 với kết quả âm tính nhưng diễn biến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi, sốt cao 40 độ C, suy giảm nặng chức năng trao đổi khí ở phổi.

Qua kết quả xét nghiệm, chụp cắt lớp phổi kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phổi nặng, biến chứng ARDS, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, hình ảnh chụp cắt lớp ngực tổn thương mờ lan tỏa toàn bộ phổi hai bên.

Đánh giá đây là trường hợp bệnh lý cấp tính diễn biến phức tạp, tiên lượng nặng, đe dọa sự sống, sau khi xin ý kiến hội chẩn từ lãnh đạo phụ trách chuyên môn, kíp bác sĩ khoa hồi sức tích cực quyết định áp dụng kỹ thuật ECMO-VV (hỗ trợ hệ hô hấp) để kịp thời cứu người bệnh.

Bệnh nhân được nhân viên y tế theo dõi, kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ, đồng thời phối hợp các biện pháp hồi sức tích cực khác như thở máy, lọc máu liên tục, thuốc vận mạch, trợ tim, kháng sinh phối hợp.

Sau 12 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, ông T. có nhiều chuyển biến khả quan, chức năng phổi hồi phục tốt, đảm bảo thông khí và oxy hóa máu nên đã dừng chạy ECMO-VV, ngừng lọc máu liên tục, ngừng thở máy và rút ống nội khí quản.

Đến nay, bệnh nhân tự thở tốt, không còn đau tức ngực, không khó thở, hết sốt, ăn uống sinh hoạt, đi lại bình thường.

Bác sĩ Hùng cho biết diễn biến bệnh của bệnh nhân nhanh và phức tạp, khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch, phổi tổn thương nặng, suy hô hấp và đã có biến chứng suy đa tạng, tính mạng bị đe dọa.

Mặc dù đã được thở máy theo chiến lược bảo vệ phổi và dùng các biện pháp điều trị tích cực song do bệnh nhân bị viêm phổi nặng, hai phổi trắng hoàn toàn, chức năng hô hấp suy giảm nghiêm trọng không thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp oxy và thải CO2 cho cơ thể.

Vì vậy, bệnh viện đã quyết định sử dụng kỹ thuật ECMO nhằm hỗ trợ hô hấp cho người bệnh, từ đó phổi có thời gian được nghỉ ngơi và hồi phục hoàn toàn.

Cùng chuyên mục

Nhiều chính sách mới về giáo dục, ngân hàng bắt đầu có hiệu lực
Từ hôm nay (ngày 20/11/2024), hàng loạt chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục, ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành như: Quy định mới về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; siết chặt quản lý liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài; quy định mới về mức lãi suất; quy định mới về các hình thức tiền gửi rút trước hạn;...
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật mới
Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng...
Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Phong tỏa tài khoản thanh toán không chỉ nhằm đảm bảo an toàn tài chính mà còn là công cụ để xử lý các vấn đề pháp lý hiệu quả. Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định rõ các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...