Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 09/03/2021 02:55 (GMT+7)

Vĩnh Phúc: 'Cát tặc' lộng hành, cơ quan chức năng nói gì?

Ông Trần Minh Đông – PCT UBND xã Sơn Đông cho biết: “Thời gian gần đây trên địa bàn xã Sơn Đông có tình trạng khai thác cát trái phép, nhưng cụ thể là đối tượng nào thì chưa được xác định”.

Trước tình trạng “cát tặc” lộng hành, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra nhiều văn bản xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng địa bàn giáp ranh với tỉnh Phú Thọ, nạn “cát tặc” trên Sông Lô vẫn diễn ra ngang nhiên.

“Cát tặc” lộng hành trong một thời gian dài, thu lợi bất chính hàng tỉ đồng mỗi ngày.

Anh NQT, người dân xã Sơn Đông cho biết : “Thời gian gần đây, các phương tiện khai thác cát, cùng với tàu chở khối lượng lớn nườm nượp ra vào “ăn” cát. Cứ tình trạng này, chẳng mấy chốc những vở đất ven sông sẽ đi theo “Hà Bá”. Chúng tôi sống ở đây, hàng ngày nhìn “cát tặc” lộng hành, mà xót xa”.

“Với giá cát Sông Lô hiện nay khoảng 220.000đ/m3, chúng tôi ước tính mỗi ngày đoàn tàu hút cát này có thể thu về cả tỉ đồng. Lợi nhuận quá cao, nên chúng bất chấp tất cả, người dân nơi đây bức xúc lắm, chỉ mong cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, chứ để tình trạng này sớm muộn cũng xảy ra xung đột giữa người dân và những đối tượng “cát tặc””, Ông T bày tỏ thái độ bức xúc.

Tình trạng “cát tặc” hoạt động giữa ban ngày mà không hề bị ngăn chặn.

Trao đổi với PV về nội dung này, Ông Trần Minh Đông – Phó chủ tịch UBND xã Sơn Đông cho biết: “Thời gian gần đây, đặc biệt từ trước và sau Tết nguyên đán, trên địa bàn xã Sơn Đông, có tình trạng khai thác cát trái phép, nhưng cụ thể là đối tượng nào thì chưa được xác định. Những đối tượng này lợi dụng địa bàn giáp ranh, mập mờ chỉ giới, dùng tàu hút công suất lớn, đặt giữa lòng sông, chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã hút được số lượng cát lớn, khi đối tượng khai thác phát hiện lực lượng chức năng kiểm tra, toàn bộ phương tiện của chúng sẽ di chuyển sang địa phận tỉnh Phú Thọ, gây nhiều khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm soát của chính quyền xã Sơn Đông đối với hoạt động khai thác cát trái phép này”.

Ông Đông còn cho biết: “Chúng tôi đã báo cáo trực tiếp lên UBND huyện Lập Thạch, UBND huyện gửi công văn lên UBND tỉnh Vĩnh Phúc để có phương án phối hợp với tỉnh Phú Thọ, ngăn chặn hoạt động khai thác cát tại đây”.

Quy chế phối hợp bảo về cát sỏi lòng sông giữa tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc rõ ràng, nhưng lãnh đạo địa phương vẫn “bất lực”.

Ở một diễn biến khác, theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn xã Sông Lô (TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) giáp danh với xã Sơn Đông, có Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập được tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác cát sỏi. Tuy nhiên, địa bàn lòng sông thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (gần mốc giới của Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập), thì chưa có đơn vị nào được cấp phép.

Rất khó hiểu, bởi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, giữa “thanh thiên bạch nhật”, hơn nữa các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đều biết, nhưng lại chịu “bó tay” trước vấn nạn “cát tặc” nơi đây. Phải chăng thế lực của tập đoàn “cát tặc” này quá mạnh? hay cơ quan chức năng huyện Lập Thạch chưa quyết liệt trong công tác xử lý?

Bởi lẽ, ngày 12/6/2018 UBND tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có công văn số: 2458/QCPH-UBND về việc phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ cát sỏi lòng sông tại các khu vực giáp ranh giữa tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc. Trong quy chế này nêu rõ:

“Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã của tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát nắm tình hình tại các khu vực cát, sỏi lòng sông giáp ranh trong các trường hợp cần thiết, để xác định, tổ chức ngăn chặn, giải tỏa kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, mua bán cát, sỏi lòng sông trái phép.

Bên cạnh đó, lực lượng công an tại địa phương thường xuyên tuần tra kiểm soát nắm tình hình trên địa bàn, kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin về các đối tượng có biểu hiện vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, mua bán cát, sỏi lòng sông”.

Đặc biệt, tại Điều 31, Nghị định số: 23/2020/NĐ-CP về việc quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, đã nêu rõ: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước đối với cát, sỏi lòng sông; bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

Xây dựng nội dung quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan có chung ranh giới hành chính là các dòng sông trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; xây dựng, ban hành quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông, kiểm tra, xử lý vi phạm tại khu vực giáp ranh và tổ chức thực hiện quy chế trên địa bàn địa phương sau khi ban hành”.

Cùng với đó, xây dựng và ban hành phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn, trong đó có việc quy định trách nhiệm và xử lý người đứng đầu các sở, ngành và chính quyền cấp huyện, cấp xã.

Đồng thời, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động khai thác cát sỏi trái phép; vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn.

Các quy định đều rõ ràng như vậy nhưng không hiểu sao cơ quan chức năng tại đây vẫn “loay hoay” chưa tìm ra phương án xử lý đối với nạn “cát tặc”. Liệu tình trạng này còn diễn ra đến bao giờ? Để “cát tặc” lộng hành trong một thời gian dài, trách nhiệm thuộc về ai?

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...