Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 19/02/2020 02:42 (GMT+7)

Virus Corona ủ bệnh hơn 1 tháng, cách ly 14 ngày liệu có an toàn?

Mới đây, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã phát hiện một ca nhiễm virus Covid-19 với thời gian ủ bệnh kéo dài hơn một tháng.

Theo đó, chính quyền huyện Tân Hương, thị trấn Tín Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) hôm 16/2 cho biết, một trường hợp nhiễm Covid-19 ở huyện này được xác nhận 34 ngày sau khi bệnh nhân trở về từ chuyến thăm Vũ Hán hồi giữa tháng 1.

Bệnh nhân này đã trở về Hà Nam sau một chuyến du lịch đến tỉnh Vũ Hán - trung tâm dịch Covid-19 nhưng đến ngày 16/2 mới được xác nhận nhiễm bệnh.

Trung Quốc phát hiện ca nhiễm Covid-19 ủ bệnh trong hơn 1 tháng. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, người này đã được đưa đến bệnh viện với các triệu chứng nghi ngờ vào ngày 28/1, nhưng hai lần xét nghiệm đều âm tính. Kết quả xét nghiệm lần thứ ba vào ngày 16/2 mới cho thấy bệnh nhân đã nhiễm Covid-19.

Hai người có tiếp xúc với bệnh nhân trên được xác nhận đã nhiễm bệnh, trong khi ba người khác có nguy cơ cao đang được cách ly và theo dõi.

Thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông xác nhận hai ca nhiễm bệnh với thời gian ủ bệnh dài hơn 14 ngày. Các trường hợp tương tự cũng được xác nhận tại tỉnh An Huy và Sơn Đông.

Covid-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, dịch bệnh lan rộng tại nhiều thành phố của Trung Quốc. 29 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến sáng 18/2, trên thế giới ghi nhận 73.335 người mắc, 1.874 người tử vong. Trong đó: Trung Quốc có 72.437 người mắc, 1869 người tử vong.

Qua trường hợp bệnh nhận tại Hà Nam (Trung Quốc) nhiễm Covid-19 với thời gian ủ bệnh lên tới 34 ngày, câu hỏi đặt ra là việc cách ly trong thời gian 14 ngày liệu có an toàn?

Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo cần cách ly y tế 14 ngày. Được biết hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cách ly y tế 14 ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện không xem xét thay đổi khuyến cáo về thời gian cách ly 14 ngày, mặc dù nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng virus Covid-19 có thể có thời gian ủ bệnh dài tới 24 ngày.

Việt Nam đã áp dụng cách ly y tế 14 ngày nghiêm ngặt để phòng bệnh Covid-19. Tất cả những người đi từ hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc dù chưa có biểu hiện nhiễm bệnh đều được coi là bệnh nhân, những người này cùng với người nhà của họ đều phải cách ly tại cơ sở cách ly tập trung.

Người đi từ 31/31 vùng của Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) phải cách ly y tế tại nhà, tại nơi lưu trú, đảm bảo cách ly nghiêm ngặt, không cho ra khỏi nhà và nơi lưu trú để tránh lây lan ra cộng đồng.

https://kinhtemoitruong.vn/virus-corona-u-benh-hon-1-thang-cach-ly-14-ngay-lieu-co-an-toan-14077.html

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có quyết định ban hành danh mục 881 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm.
Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...

Tin mới

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.