Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 17/11/2023 08:47 (GMT+7)

16 dự án trọng điểm Hà Nội sẽ đưa vào khai thác năm 2025

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 272/KH-UBND về tiến độ triển khai các công trình trọng điểm thành phố giai đoạn 2021-2025. Đáng chú ý, đến năm 2025, Hà Nội sẽ tập trung hoàn thành, đưa vào khai thác 16 dự án trọng điểm.

16 dự án trọng điểm Hà Nội sẽ đưa vào khai thác năm 2025

Ảnh minh họa.

Theo Kế hoạch số 272/KH-UBND, tổng số dự án, công trình trọng điểm của TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025 sau khi được HĐND TP. Hà Nội thông qua là 42 dự án, tổng mức đầu tư dự kiến 353.192 tỉ đồng thuộc 11 lĩnh vực. Trong đó, có 35 dự án sử dụng vốn ngân sách, 1 dự án đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư), 6 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 10/2023, đã có 2 công trình được hoàn thành và đưa vào khai thác gồm tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, 13 dự án đầu tư được bố trí kế hoạch vốn năm 2023 để triển khai thực hiện. 14 dự án đầu tư mới được phê duyệt chủ trương, hiện chưa phê duyệt dự án, 7 dự án đầu tư đã được giao nhiệm vụ nhưng chưa phê duyệt chủ trương đầu tư, 1 dự án đầu tư chưa được giao nhiệm vụ. Trong khi đó, các dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa còn chậm.

Theo kế hoạch số 272/KH-UBND, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, TP. Hà Nội sẽ quyết liệt triển khai, phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác 16 dự án trọng điểm (trong đó có 14 dự án sử dụng vốn ngân sách, 1 dự án đầu tư theo hình thức PPP, 1 dự án đầu tư trực tiếp theo hình thức xã hội hóa). Đồng thời tập trung hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh việc thực hiện 26 dự án theo kế hoạch hoàn thành sau năm 2025.

Để thực hiện kế hoạch này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung vào 4 nhiệm vụ, giải pháp như đẩy nhanh các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án trọng điểm, tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư công, hoàn thành giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm. Từ đó, nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, quyết liệt của các chủ đầu tư, các cơ quan nhà nước quản lý hợp đồng, cơ quan được giao lập hồ sơ đề xuất. Từ đó, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư và nhà đầu tư (đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP và xã hội hóa).

Cùng chuyên mục

Chính thức giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2025/NĐ-CP ngày 11/4/2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Theo đó, Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu
Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai đã quy định rõ trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu.
Khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội
Ngày 03/4/2025, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định 27/2025/QĐ-UBND về việc ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Những đối tượng ưu tiên mua nhà ở xã hội không phải bốc thăm
Theo quy định hiện nay, bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội, có 05 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội, gồm người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới.
Mức thu nhập được mua nhà ở xã hội
Điều kiện về thu nhập là một trong những điều kiện bắt buộc và là yếu tố quan trọng quyết định xem người dân có thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hay không. Vậy, năm 2025, thu nhập bao nhiêu thì được mua nhà ở xã hội?

Tin mới

Bộ Y tế yêu cầu rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu bán sữa cho người bệnh
Bộ Y tế yêu cầu rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm). Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà.
Một số thay đổi lớn trên VNeID mà người dân cần lưu ý
(LSVN) - Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra các chỉ đạo quan trọng về việc cắt giảm thủ tục hành chính và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID. Theo đó, sẽ có một số thay đổi lớn trên VNeID trong thời gian tới mà người dân cần lưu ý.