Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 10/08/2023 12:58 (GMT+7)

2 người cùng nhận là chủ nhân biển số đẹp: Xử lý thế nào?

Hành vi sử dụng biển số xe giả là trái pháp luật, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Tùy vào tính chất mức độ vi phạm mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

2 người cùng nhận là chủ nhân biển số đẹp: Xử lý thế nào?
Chiếc xe máy biển số tứ quý 8 được rao bán trên mạng xã hội.

Mới đây, trên mạng xã hội, anh N.H.Đ, người tự xưng là chính chủ ở Hà Tĩnh đã rao bán chiếc xe máy Honda Super Dream biển số 38 F8-8888 với giá 288 triệu đồng. Được biết, anh Đ. đã mua chiếc xe qua mạng xã hội từ một người ở TP. HCM, sau đó làm thủ tục sang tên đổi chủ tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ngay sau anh Đ. rao bán chiếc xe máy trên công khai trên mạng đã xuất hiện cá nhân khác cũng nhận mình là chủ nhân biển số này.

Điều đáng nói là, các thông tin về số khung số máy của chiếc Honda Super Dream đời 2003 biển số 38 F8-8888 cấp cho anh Đ. cũng trùng khớp với số khung số máy của chiếc Honda Super Dream đời 2003 biển số 38 F8-8888 do anh T. đang lưu giữ. Vụ việc đang được cơ quan công an xác minh làm rõ.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình, Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết, xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA chỉ các cơ quan sau mới được cấp biển số xe: Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an cấp huyện.

Do đó, để xác minh đâu mới là chủ của biển số xe này người đang giữ xe có thể yêu cầu cơ quan cấp biển số xe kiểm tra dữ liệu để xác định.

Theo đánh giá của Luật sư Bình, trong sự việc nêu trên sẽ có một phương tiện sử dụng biển số giả. Hành vi sử dụng biển số xe giả là trái pháp luật, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Theo đó: “Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp”. Tùy vào tính chất mức độ vi phạm mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính

Tại điểm d khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định: Hành vi “Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” sẽ bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng và tịch thu biển số không đúng quy định.

Trường hợp có căn cứ cho rằng trong sự việc này người bán xe dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt theo khoản 1, khoản 3, khoản 4 điều 15 Nghị định 144/2021/ND-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống bạo lực gia đình. Theo đó người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm…

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn có thể phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Xử lý hình sự

Trường hợp sau khi cơ quan co thẩm quyền điều tra, xác minh làm rõ mà có dấu hiệu của hành vi lừa đảo thì chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó người vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp có dấu hiệu làm giả biển số xe thì căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; việc làm giả hoặc sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; tội “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.

Ngoài ra, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.00 đồng đến 50.000.000 đồng

Cùng chuyên mục

Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT hưởng quyền lợi thế nào?
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu
Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT ngày 19/4/2024 của Bộ KH&ĐT về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Tin mới

Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài
Liên quan đến vụ nổ lò hơi xảy ra hôm 1/5, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Feng Yong (quốc tịch Trung Quốc), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh và tạm hoãn xuất cảnh đối với