Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 19/04/2020 04:57 (GMT+7)

Ai đang sở hữu nhiều đất vàng ở Hà Nội?

Đất vàng ở Hà Nội được biết đến là những khu đất có giá trị cao ngất và không phải ai cũng có thể sở hữu. Các lô đất này hội tụ nhiều yếu tố như vị trí đắc địa, vị trí giao thông thuận lợi, diện tích đủ lớn, gần trung tâm, có mặt tiền nhìn ra những con phố trung tâm của thủ đô…

Đại gia và các siêu dự án

Tân Hoàng Minh cũng là một trong những đại gia ôm nhiều đất vàng tại Hà Nội. Đơn vị này được cho là doanh nghiệp chuyên phát triển bất động sản siêu sang tại thủ đô.

Lô thứ nhất nằm tại ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng, đối diện Tràng Tiền Plaza, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 100 m. Lô đất này từng được cho là có chi phí giải phòng mặt bằng cao ngất ngưởng, với giá khoảng 1 tỷ đồng mỗi m2. Tại đây, Tân Hoàng Minh từng tuyên bố kế hoạch xây dựng chung cư cao cấp, nhưng hiện tại vẫn quây tôn và bỏ hoang. Biển hiệu quảng cáo về doanh nghiệp này vẫn bao quanh khu đất nhưng đã có nhiều tin đồn về việc dự án đổi chủ.

Một lô khác có quy mô lớn hơn nằm tại đường Lò Đúc, trước kia là nhà máy rượu Hà Nội và Dệt kim Đồng Xuân. Tân Hoàng Minh được cho là đã thâu tóm khu đất vàng với diện tích khoảng 8.000 m2 này.

Vingroup nổi tiếng là doanh nghiệp có nhiều dự án bất động sản tại các vị trí đắc địa tại Hà Nội. Hai khu đô thị đã hoàn thành là Royal City và Times City – Park Hill từng là 2 lô đất vàng rộng lớn nằm cạnh trục vành đai 2 của thủ đô. Royal City rộng 13 ha nằm cạnh Ngã Tư Sở với trục đường Nguyễn Trãi rộng rãi đi vào trung tâm.

Nhưng doanh nghiệp này còn có các dự án đất vàng nữa như Vinhomes Liễu Giai (quận Ba Đình), Vinhomes Green Bay; Vinhomes Sky Lake (Nam Từ Liêm)… đều nằm trên những ô đất vàng.

Có thể nói, tính đến thời điểm hiện nay thì tập đoàn Vingroup đã có tất cả dự án trên địa bàn Hà Nội, có mặt trên các quận nội thành. Một đặc điểm chung của các dự án đó là có vị trí tọa lạc tại những vị trí vàng.

Nóng cuộc đua thâu tóm quĩ đất

Một trong những mục tiêu chiến lược không thể thiếu của các doanh nghiệp địa ốc hiện nay đó chính là tạo quĩ đất, phát triển dự án; nhất là trong bối cảnh quĩ đất nội đô đang ngày càng cạn kiệt.

Ngay từ trong năm 2019, thị trường bất động sản (BĐS) chứng kiến không ít thương vụ mua bán, sát nhập (M&A) dự án của một số doanh nghiệp địa ốc có tên tuổi.

Cụ thể, tại Hà Nội, nhiều “ông lớn” BĐS thời gian gần đây đã thực hiện những phi vụ chuyển nhượng đất có giá trị lên tới hàng nghìn tỉ đồng.

Đơn cử, tháng 10/2019, UBND TP Hà Nội đã cho phép Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thái Sơn chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị mới Tây Mỗ – Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho Công ty cổ phần HBI.

4 lô đất được chuyển nhượng thuộc dự án Vinhomes Smart City (quận Nam Từ Liêm) có diện tích gần 3,4 ha được qui hoạch 5 toà chung cư và các tiện ích, hạ tầng kĩ thuật… Tổng mức đầu tư phần dự án chuyển nhượng khoảng 5.596 tỉ đồng.

Trước đó, tháng 9/2019, tại dự án Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm), Vinhomes cũng chuyển nhượng 2 lô đất hơn 3,7 ha cho Công ty TNHH Bất động sản Minh Tân Hà Nội để phát triển khu nhà ở cao tầng với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4.833 tỉ đồng.

Cũng tại dự án này, vào tháng 7/2017, Vinhomes đã chuyển nhượng một khu đất có diện tích hơn 34 ha cho Công ty TNHH MTV tư vấn và kinh doanh bất động sản TCO. Tổng mức đầu tư phần dự án chuyển nhượng khoảng 11.287 tỉ đồng.

Tại khu vực phía Tây Hà Nội vừa qua cũng rộ lên cuộc đua chuyển nhượng dự án. Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền chuyển nhượng 3 lô đất xây dựng nhà ở thuộc dự án giải phóng mặt bằng khu đất hai bên đường trục Tây Thăng Long.

3 lô đất có tổng diện tích khoảng 3,9 ha, tổng mức đầu tư khoảng 1.169 tỉ đồng.

Ngoài ra, cũng phải kể đến một số thương vụ sang tay đình đám như hồi tháng 10 vừa qua, cao ốc Summit Building trên đường Trần Duy Hưng đã được chuyển nhượng lại cho Công ty cổ phần Veracity. Tòa nhà cao 35 tầng có tổng mức đầu tư khoảng 800 tỉ đồng.

Kết quả khảo sát từ báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, xét trong danh mục quĩ đất của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS), CTCP Vinhomes (mã: VHM) đang gần như “thống trị” thị trường khi nắm giữ 14.900 ha đất. Trong đó, 50% quĩ đất của Vinhomes nằm tại Hà Nội và TP HCM, lượng còn lại nằm ở các vị trí “đắc địa” như Quảng Ninh.

Trên thực tế, rất nhiều các dự án sau khi được các doanh nghiệp mua lại cũng đã nhanh chóng được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số doanh nghiệp chọn “khẩu vị” là những dự án “đắp chiếu” hoặc nhắm đến các lô đất sạch chưa được triển khai xây dựng nhằm mục đích mua đứt bán đoạn…

Cùng chuyên mục

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.
Bộ TN&MT đã hoàn thành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024
Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 01/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, Bộ này đã hoàn thành dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành.

Tin mới

Đề xuất mua điện tái tạo không qua EVN
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đã nêu quan điểm cho mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo trực tiếp thay vì qua EVN.