Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 04/03/2024 09:25 (GMT+7)

Ăn sáng theo 3 kiểu này kích thích tế bào ung thư, nhưng lại là thói quen khó bỏ của nhiều người

Có 3 kiểu ăn sáng dưới đây được khuyên không nên ăn bởi có thể đối diện với nguy cơ béo phì và thậm chí ung thư

Bữa sáng rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, việc ăn sáng có thể tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giảm mức cholesterol xấu (LDL), giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim và thừa cân.

Tuy nhiên, không phải món nào cũng nên dành cho bữa sáng. Có 3 loại đồ ăn dưới đây được khuyên không nên ăn vào bữa sáng bởi có thể đối diện với nguy cơ béo phì và thậm chí ung thư.

Thực phẩm chế biến sẵn

Ăn sáng theo 3 kiểu này kích thích tế bào ung thư, nhưng lại là thói quen khó bỏ của nhiều người Ảnh 1
Hình minh họa.

Theo định nghĩa của WHO, các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích,... thường là bữa sáng của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, đây đều là những thực phẩm gây ung thư loại 1 vì thường chứa chất bảo quản, chất tạo hương vị và lượng muối lớn.

Đồ chiên rán

Ăn sáng theo 3 kiểu này kích thích tế bào ung thư, nhưng lại là thói quen khó bỏ của nhiều người Ảnh 2
Hình minh họa.

Đồ chiên rán như: gà chiên, quẩy, bánh rán,... là những món được nhiều người yêu thích và chọn làm bữa sáng. Tuy nhiên, đây là những món được xếp vào nhóm có chất gây ung thư loại 2A. Bởi trong quán trình chiên thực phẩm trong dầu ở nhiệt độ cao, dầu có thể sản sinh ra các chất gây ung thư như amin dị vòng và benzopyrene.

Thường xuyên tiêu thụ những loại thức ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột, ung thư dạ dày.

Đồ nóng

Ăn sáng theo 3 kiểu này kích thích tế bào ung thư, nhưng lại là thói quen khó bỏ của nhiều người Ảnh 3
Hình minh họa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại đồ uống quá nóng vào nhóm thực phẩm có thể gây ung thư. Đồ ăn nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bạn nên sử dụng thực phẩm ấm (khoảng từ 50 - 65 độ C) để miệng và thực quản dễ dàng chịu đựng.

Cùng chuyên mục

Không được từ chối, xử trí chậm trễ ca bệnh cấp cứu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Trong văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Y tế yêu cầu trong công tác khám chữa bệnh dịp này phải bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. 
Ô nhiễm không khí làm tổn thương nghiêm trọng não bộ
Theo tập san khoa học Nature ngày 14/1, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm với chứng sa sút trí tuệ và các rối loạn não bộ khác. Giờ đây, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu cơ chế gây hại của các chất ô nhiễm và mức độ tác động của chúng.

Tin mới

Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…