Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 20/07/2024 12:21 (GMT+7)

Áp dụng hóa đơn điện tử đối với bán hàng trực tuyến và livestream

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch TMĐT và các hoạt động livestream, dịch vụ ăn uống.

Áp dụng hóa đơn điện tử đối với bán hàng trực tuyến và livestream
Ảnh minh họa.

Ngày 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số thời gian qua, kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng đánh giá chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn 2021-2024, chuyển đổi số được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, công tác chỉ đạo, điều hành đã có kinh nghiệm hơn, lớp lang, bài bản, bám sát thực tiễn hơn, có kết quả tốt hơn. Chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người". Niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố, nâng lên, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới. Chuyển đổi số rất phù hợp với phẩm chất, năng lực người Việt Nam là cần cù, ham học hỏi, linh hoạt và sáng tạo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong chuyển đổi số. Nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số còn chậm, chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.

Sau khi phân tích các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng khái quát một số bài học kinh nghiệm quan trọng như: Phải huy động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương…; phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công rõ người, rõ việc; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách...

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, điều quan trọng nhất, quyết định nhất, mang tính chiến lược, lâu dài, cơ bản là các bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải tiên phong, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thủ tướng yêu cầu phân công công việc "rõ mục tiêu, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả" và tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tăng cường phối hợp và kỷ luật kỷ cương hành chính, tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.

Trong đó, Thủ tướng cũng lưu ý 05 trọng tâm, cần mạnh dạn "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 05 "đẩy mạnh", 05 "bảo đảm" gắn với 05 "không".

Chỉ rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật và văn bản hướng dẫn liên quan đến thương mại điện tử, nhất là Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển thương mại điện tử nhằm quản lý, phát triển các nền tảng thương mại điện tử trong nước, xuyên biên giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, bảo đảm tính cạnh tranh và ngăn chặn các hành vi bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch thương mại điện tử và các hoạt động livestream, dịch vụ ăn uống...

Về dịch vụ công trực tuyến, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân…

Cùng chuyên mục

Người nổi tiếng vi phạm quy chuẩn ứng xử trên mạng sẽ bị hạn chế xuất hiện
Bộ TT&TT sẽ phối hợp cùng Bộ VH-TT&DL triển khai các biện pháp hạn chế sự xuất hiện hình ảnh, sản phẩm nghệ thuật biểu diễn của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên báo chí, các phương tiện truyền thông xã hội (nhất là trên Facebook, YouTube, TikTok) khi có vi phạm về pháp luật hoặc vi phạm Quy tắc ứng xử trên không gian mạng.
Năm 2026 có thể xem xét điều chỉnh lương
Đến năm 2026, Chính phủ dự kiến sẽ dành 930.000 tỉ đồng để thực hiện chính sách tiền lương và trợ cấp bảo hiểm, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp cho người có công.
Đóng cửa tạm thời 4 sân bay ở miền Trung do ảnh hưởng của cơn bão số 6
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Cảng Hàng không Đà Nẵng, Phú Bài (Thừa Thiên-Huế), Đồng Hới (Quảng Bình), Chu Lai (Quảng Nam); Cảng vụ Hàng không miền Bắc và miền Trung về việc tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay do ảnh hưởng cơn bão Trami (cơn bão số 6).

Tin mới

“Mang tinh hoa Việt ra toàn cầu”, Nệm Thuần Việt sẵn sàng chinh phục Amazon
Nệm Thuần Việt, với tầm nhìn vươn ra quốc tế, đã chọn Amazon làm bệ phóng để chinh phục thị trường toàn cầu. Bắt đầu từ một doanh nghiệp nhỏ vào năm 2018, thương hiệu đã không ngừng phát triển và khẳng định vị thế tại Việt Nam. Với chất lượng đạt chuẩn quốc tế, Nệm Thuần Việt quyết tâm đưa sản phẩm nệm cao su thiên nhiên đến với người tiêu dùng toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp nệm hàng đầu.
Cảnh giác thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lợi dụng nhu cầu cấp chứng chỉ tiếng Anh của nhiều người để tổ chức các kỳ thi giả mạo, chiếm đoạt tài sản. Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi các cơ quan, bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, yêu cầu kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ không hợp pháp.