Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 10/01/2024 13:46 (GMT+7)

Bài học về tranh chấp cổ phần tại Công ty XNK quận 8

Trong nền kinh tế thị trường, việc tranh chấp, mẫu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể là điều khó tránh khỏi. Nếu không rõ ràng, minh bạch sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp giữa các chủ thể. Xin chia sẻ câu chuyện điển hình ở Công ty XNK quận 8 dưới đây.

Chuyện gì xảy ra ở Công ty XNK quận 8?

Khi TAND TP.HCM mở phiên tòa công khai xét xử vụ tranh chấp cổ phần kéo dài gay gắt giữa cựu lãnh đạo công ty và người nhà, đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu (TM-XNK) quận 8 (Bidexim, TP.HCM) vẫn khẳng định trước tòa “công ty không có mâu thuẫn, không có tranh chấp, không có chiếm đoạt…”. Điều gì đang xảy ra ở một nơi từng là đơn vị kinh tế 100% của UBND TP.HCM?

Tại địa chỉ “khu đất đẹp” 175 Phạm Hùng, P.4, Q.8, TP.HCM, ai đi qua cũng nhìn thấy bảng hiệu Công ty Cổ phần TM-XNK quận 8 khiêm tốn trên cột bê tông “mốc meo” giữa nhịp sống kinh tế sôi động của địa phương lớn. Nhưng nội tình “không vui” rõ nét hơn là qua những tài liệu đơn thư kiện tụng tranh chấp cổ phần giữa cựu chủ tịch công ty và thành viên vốn là người nhà.

1-1704868935.jpeg
Bảng hiệu tại cổng ra vào của Công ty Cổ phần TM-XNK quận 8.

Ngược thời gian, năm 2005, UBND TP.HCM ban hành quyết định thành lập Công ty Cổ phần TM-XNK quận 8, vốn điều lệ 7,2 tỷ đồng với số cổ phần phát hành lần đầu là 720 ngàn, mệnh giá 10 ngàn đồng/cổ phần, bao gồm: Cổ phần đại diện vốn Nhà nước quản lý, 288.000 cổ phần; Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn nắm 125.900 cổ phần; ông Trương Thanh Tùng (thời điểm đó là tổng giám đốc) quản lý 40.300 cổ phần; tập thể 460 người lao động quản lý 265.800 cổ phần.

Tuy nhiên mới đây, phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM đã mổ xẻ những tranh chấp kéo dài giữa các thành viên tham gia cổ đông khiến nhiều người ngạc nhiên. Tại phiên tòa, đại diện của ông Tùng (tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trình bày rằng, từ thời điểm sau khi cổ phần hóa, ông Tùng đảm nhiệm chức Phó chủ tịch Hội đồng quản trị rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị cho đến nay. “Tuy nhiên vì lý do cá nhân, khi cổ phần hóa ông Tùng có nhờ một số người thân trong gia đình (trong đó có bà Trương Lệ Thủy là em ruột) đứng tên giùm số cổ phần mua tại công ty”. Đến nay toàn bộ số cổ phần của ông Tùng do bà Thủy đứng tên giùm là 783.997 cổ phần. Và vị này yêu cầu tòa án “công nhận toàn bộ cổ phần trên là của ông Tùng”.

Một số thành viên “trong nhà” khác như Trương Hoài Thanh, Trương Thanh Tòng, Trương Hà Thanh, Trần Nhật Thảo cũng lên tiếng xác nhận việc này nhưng HĐXX đã thẳng thắn bác bỏ. “Pháp luật không công nhận các cá nhân, tổ chức khi mua cổ phần của công ty mà nhờ người khác đứng tên, hành vi này của ông Tùng có thể xem như là không trung thực với công ty và các cổ đông nên việc làm chứng cho việc này không được chấp nhận”.

Trong khi đó, đây là vụ án “tranh chấp thành viên công ty với công ty liên quan đến quyền sở hữu cổ phần” do bà Trương Lệ Thủy khởi kiện Công ty Cổ phần TM-XNK quận 8. Và sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, Hội đồng xét xử của TAND TP.HCM đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, công nhận 783.997 cổ phần tại Công ty Cổ phần TM-XNK quận 8 thuộc quyền sở hữu của bà Trương Lệ Thủy. Buộc công ty này phải chuyển toàn bộ số cổ phần trên từ ông Tùng về lại cho bà Thủy.

Theo bà Thủy, bà là cổ đông của công ty với số cổ phần cụ thể như đã nêu. Bà đã 5 lần thanh toán nộp tiền cho công ty, trong đó có 2 lần nhờ ông Tùng (là anh ruột, thời điểm đó làm giám đốc) nộp thay, ký thay, ủy nhiệm chi thay vào mục “người nộp tiền”. Hằng năm bà Thủy đều được mời dự đại hội cổ đông thường niên của công ty. Đến ngày 31/7/2017, do không nhận được giấy mời dự họp và được biết toàn bộ số cổ phần của mình đã sang nhượng hết cho ông Tùng nên bà Thủy bắt đầu khiếu nại, tố cáo, kiện tụng đến ngày nay.

2-1704868964.png
3-1704868978.png
Giấy chứng nhận cổ phần của bà Trương Lệ Thuỷ.

Kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự tại TP.HCM phát hiện chữ ký và chữ viết mang tên Trương Lệ Thủy dưới mục “Bên chuyển nhượng cổ phần” với các tài liệu so sánh, không phải do một người viết ra. Nghĩa là có dấu hiệu giả mạo. Do lúc này TAND TP.HCM đang xem xét vụ án nên Công an TP.HCM thông báo hướng dẫn bà Thủy tiếp tục liên hệ với tòa án để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trách nhiệm của những người “cầm lái” con thuyền Bidexim

Gần 10 năm sau cổ phần hoá, Công ty XNK quận 8 bắt đầu “trở mình” khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán với tên gọi Bidexim.

Ngay lần IPO (niêm yết lần đầu) ngày 23/7/2015, Bidexim đã bị các nhà đầu tư lên tiếng nghi ngờ về sự minh bạch thông tin mà công ty này công bố. Cụ thể, theo bản công bố thông tin, Bidexim được quyền quản lý và sử dụng khu đất 7.060m2 tại địa chỉ 175 Phạm Hùng, quận 8. Công ty đang là chủ đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại – dịch vụ - văn phòng và văn hộ. Dự án có diện tích 1.556,9m2, quy mô 2 tầng hầm, 1 tầng lửng, 2 tầng thương mại, 20 tầng căn hộ với 499 căn, tổng vốn đầu tư là 800 tỷ đồng.

Thế nhưng trên thực tế, lô đất trên được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư dự án trên đến 2011. Suốt hơn 4 năm, chủ đầu tư triển khai dự án rất chậm, chưa thực hiện hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai với Nhà nước. Thậm chí, một phần của lô đất này đang được chủ đầu tư cho thuê lại làm bãi giữ xe, kinh doanh quần áo.

Đặc biệt, trước đó toàn bộ khu đất này đã được Bidexim sử dụng để góp vốn vào Công ty CP Đầu tư kinh doanh dịch vụ địa ốc Tân Việt. Đây là pháp nhân được hình thành để làm chủ đầu tư dự án với vốn pháp định là 6 tỷ đồng, vốn điều lệ 20 tỷ đồng, bao gồm Bidexim (góp 9 tỷ đồng, chiếm 45% vốn), công ty Vietcomreal (8 tỷ đồng, chiếm 40% vốn) và công ty Hiệp Phúc (3 tỷ đồng, chiếm 15% vốn).

Các nhà đầu tư còn phát hiện một thông tin khác là ngày 29/6/2015, Sở Xây dựng TP.HCM đã có công văn gửi Công ty Tân Việt và Công ty XNK quận 8 về việc yêu cầu bổ sung giấy tờ pháp lý để chuyển dự án sang cho chủ đầu tư mới theo biên bàn hợp tác đầu tư được ký kết giữa 3 bên.

Trước thực trạng này, ngày 1/7/2015, UBND quận 8 đã có Văn bản số 1610/UBND-ĐT gửi UBND TP.HCM kiến nghị việc xem xét thu hồi dự án trung tâm thương mại – dịch vụ - văn phòng – căn hộ và giao cho đơn vị khác có đủ năng lực thực hiện, tránh tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, gây lãng phí…

Để bảo vệ mình, các nhà đầu tư đã có văn bản gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị hủy cuộc bán đấu giá phần vốn của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), chiếm 40% vốn điều lệ tại Bidexim, vì những vấn đề nêu trên.

Theo các cổ đông của Bidexim, từ năm 2017 đến nay, họ không được chia một đồng cổ tức nào. Các dự án đình trệ, đất vàng mang ra xẻ nhỏ cho thuê bán quần áo, làm bãi giữ xe… Đó là chưa kể việc tranh chấp nội bộ, kiện tụng ì xèo. Câu hỏi trách nhiệm đặt ra cho lãnh đạo doanh nghiệp, những người “cầm lái” con thuyền Bidexim trong suốt gần 20 năm sau cổ phần hóa.

Cùng chuyên mục

14 năm MCC.GROUP kiến tạo giá trị cho ngành dịch vụ
Câu chuyện về MCC.GROUP Việt Nam bắt đầu từ một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ, nơi lời khuyên của một vị lãnh đạo quốc tế đã thắp lên ngọn lửa đam mê trong một doanh nhân trẻ tuổi. Hơn một thập kỷ qua, MCC.GROUP, dưới sự dẫn dắt của Tổng Giám đốc Mai Quốc Việt, đã trở thành minh chứng cho sự tận tâm, sáng tạo và quyết tâm không ngừng nghỉ trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp.
BOMBIT EHL BIO Việt Nam: “Lừa đảo” mỹ phẩm tế bào gốc để trục lợi?
Những sản phẩm Bombit của viện nghiên cứu Tế bào gốc Y học tái tạo EHL BIO Hàn Quốc đang được công ty Cindel Tox nhập khẩu dưới dạng trang thiết bị y tế loại A. Đáng nói, trong thành phần khai báo với Bộ Y tế Việt Nam không có tế bào gốc nhưng khi bán ra thị trường, sản phẩm đuợc giới thiệu chứa dịch chiết tế bào gốc mô mỡ người.

Tin mới

Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 12 liệt sĩ Quân khu 7
Ngày 7/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định số 1407/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho 12 liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7, Bộ Quốc phòng, vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ diễn tập chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Cảnh giác trước các website làm hộ chiếu online giả mạo
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên tự thao tác nộp hồ sơ cấp hộ chiếu trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Trong trường hợp không thể nộp hồ sơ, người dân có thể nhờ người thân, bạn bè quen biết, có uy tín, am hiểu công nghệ thông tin hoặc trực tiếp đến cơ quan Công an nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất không hạn chế phương thức xét tuyển đại học
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến. Theo đó, dự thảo đề xuất sẽ không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào của các trường.