Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 31/01/2024 08:09 (GMT+7)

Bé 4 tuổi bị thủy đậu suy hô hấp, nguy kịch

Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, cách nhập viện 3 ngày, bé có biểu hiện nổi phỏng nước toàn thân.

Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái P.T.A.H (4 tuổi, Nam Đàn) nhập viện trong tình trạng biến chứng suy hô hấp, nguy kịch do mắc bệnh thuỷ đậu.

Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, cách nhập viện 3 ngày, bé có biểu hiện nổi phỏng nước toàn thân.

2 ngày sau trẻ xuất hiện sốt cao, mệt nhiều kèm ho, khó thở. Lo lắng trước tình trạng của bé, gia đình đã đưa bé đến bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để thăm khám và điều trị.

tm-img-alt

BSCKII. Nguyễn Hùng Mạnh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, trẻ nhâp viện trong tình trạng kích thích, thở oxy qua mask không đáp ứng, Sp02: 90%, nốt phỏng nổi gồ trên da toàn thân, thở nhanh, gắng sức nhiều, phổi nhiều ran ẩm 2 bên, tim nhịp nhanh tần số 169 lần/ph.

Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán TD Nhiễm trùng huyết/ Viêm phổi nặng/ Thủy đậu bội nhiễm. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho trẻ thở máy để hỗ trợ hô hấp, điều trị Acyclovir đường tĩnh mạch, IVIG và cho trẻ sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Sau 8 ngày thở máy, điều trị tích cực, trẻ được rút ống nội khí quản. Sau 23 ngày được các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Chống độc tận tình chăm sóc và điều trị;  Ngày 18/01, tình trạng sức khỏe trẻ ổn định, trẻ tỉnh, tự thở, môi hồng, phổi 2 bên thông khí đều, các nốt trên da đã bong vảy và được cho ra viện.

Theo BS Hùng, thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm lành tính thường gặp. Mặc dù vậy nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở những trẻ sơ sinh và trẻ suy giảm miễn dịch.

Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt phỏng, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc xin. Vì vậy, người dân cần chú ý tiêm phòng thủy đậu theo khuyến cáo, đặc biệt nhóm người có nguy cơ cao, bác sĩ khuyến cáo.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới