Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 15/04/2025 09:25 (GMT+7)

Bị vợ bỏ vì biếu mẹ 15 triệu/tháng, sau khi tôi ly hôn, mẹ đưa ra một yêu cầu

Ngồi trên ghế sofa trong phòng khách, tôi nhìn chằm chằm vào bản thỏa thuận ly hôn vợ gửi trong điện thoại, mắt tôi tối sầm lại. Ngôi nhà vốn từng náo nhiệt, giờ phút này bỗng trở nên lạnh lẽo, trong căn phòng trống trải dường như vẫn còn vương lại hơi thở của vợ và con trai.

Tôi và vợ đã kết hôn 10 năm, có một cậu con trai 8 tuổi. Trước đây, gia đình tôi từng rất ấm áp và hạnh phúc, vậy mà giờ đây lại bị chính tay tôi phá vỡ.

Tôi và vợ yêu nhau từ khi vừa tốt nghiệp đại học. Khi ấy cả hai đều không có tiền, công việc lại vất vả, nhưng cô ấy vẫn luôn bên tôi, không hề rời bỏ. Sau vài năm đi làm, bố mẹ vợ nhiều lần giục cưới, nhưng cô ấy đều khéo léo từ chối. Vì cô ấy hiểu rằng, lúc đó tôi đầy tham vọng, chỉ chăm chăm lo sự nghiệp, không muốn nghĩ đến hôn nhân và gia đình. Còn tôi, thản nhiên tận hưởng sự cảm thông và thấu hiểu của cô ấy.

Tôi đắm mình vào công việc, mỗi tháng nhận lương là gửi ngay 10 triệu về cho mẹ, còn tiền thuê nhà và điện nước đều do vợ gánh. Cũng bởi vì cô ấy từng nói: "Bố mẹ anh cũng là bố mẹ em. Gia cảnh em còn khá hơn nhà anh nên anh cứ gửi tiền về quê hỗ trợ bố mẹ đi".

Nếu không phải cô ấy mang thai ngoài ý muốn, có lẽ tôi còn định đợi đến 30 tuổi mới chịu cưới.

Sau khi cưới, tôi vẫn đều đặn gửi 10 triệu mỗi tháng về cho mẹ. Nhưng rồi, khi lương tôi tăng, chức vụ cũng lên, bố mẹ lại ngày càng xin tiền nhiều hơn. Nghĩ đến việc bố sức khỏe yếu, phải uống thuốc đều đặn, em trai còn nhỏ, chưa lập gia đình, mẹ thì không có nguồn thu nhập ổn định nên tôi tự nguyện tăng mức gửi tiền hàng tháng từ 10 triệu lên 15 triệu.

Những năm qua, bố tôi phải đi làm thuê dù đang bệnh tật chỉ để nuôi tôi ăn học, còn mẹ thì bán bánh bao, quét đường, làm giúp việc, chỉ mong giảm bớt gánh nặng cho bố. Vì thế, tôi luôn cảm thấy mình nợ bố mẹ quá nhiều, nên mỗi khi có chút tích lũy là tôi lại gửi về nhà. Chỉ có như vậy, tôi mới cảm thấy nhẹ nhõm, an tâm.

Bị vợ bỏ vì biếu mẹ 15 triệu/tháng, sau khi tôi ly hôn, mẹ đưa ra một yêu cầu - 1
Tôi và vợ có một cậu con trai 8 tuổi. (Ảnh minh họa).

Trước khi cưới, vợ tôi chưa từng phàn nàn về chuyện tôi gửi 10 triệu về nhà hàng tháng. Nhưng sau khi cưới, theo thời gian, đặc biệt khi con chào đời, mâu thuẫn dần nảy sinh.

Con càng lớn, chi tiêu càng nhiều. Ngoài khoản nợ tiền nhà, chi phí sinh hoạt hàng ngày còn tiền học cho con. Vì thế, vợ hay hét lên với tôi:

- Trong lòng anh, phải chăng bố mẹ và em trai mãi mãi quan trọng hơn mẹ con em?

Khi nghe vợ chất vấn, tôi không biết phải trả lời sao, chỉ im lặng. Không nhận được câu trả lời, vợ lại ngồi tính tổng số tiền tôi gửi về nhà trong 10 năm qua, lên đến 1 tỷ. Tôi sững sờ, còn cô ấy bình tĩnh nói tiếp:

- Nếu số tiền đó được để dành, thì khoản vay mua nhà của chúng ta đã trả hết từ lâu rồi.

- Nhưng bố anh cần thuốc, bố mẹ anh cũng cần tiền sinh hoạt.

Tôi phản bác. Vợ nhìn thẳng vào mắt tôi nói:

- Bố anh chỉ tốn 2 triệu tiền thuốc mỗi tháng, phần còn lại đều cho em trai anh. Nó mua xe ô tô tận 500 triệu trong khi chưa tự nuôi sống nổi bản thân. Anh nghĩ tiền đâu ra cho nó mua xe?

Sau đó, bất kể tôi níu kéo thế nào, vợ vẫn ký đơn ly hôn, mang theo con trai rời đi. Cô ấy còn yêu cầu tôi sớm bán nhà để chia đôi. Trước khi đi, cô ấy nói:

- Anh luôn cảm thấy mình nợ bố mẹ, nhưng có bao giờ nghĩ rằng, anh cũng đang nợ mẹ con em? Anh cưới em, nhưng người thì ở đây, còn tiền thì chưa từng ở lại.

Lời vợ như dao cứa vào tim tôi. Tôi không ngờ, dù là làm chồng hay làm bố, mình lại thất bại đến vậy.

Bị vợ bỏ vì biếu mẹ 15 triệu/tháng, sau khi tôi ly hôn, mẹ đưa ra một yêu cầu - 2
Lời vợ như dao cứa vào tim tôi. (Ảnh minh họa).

Sau ly hôn, tôi sống như kẻ mất hồn, chẳng còn mục tiêu hay ý nghĩa gì. Vợ con đều rời xa, tôi có cố gắng đến đâu cũng chẳng biết là vì ai. Bố mẹ biết tôi ly hôn, lập tức gọi tôi về nhà, trách vợ cũ của tôi không hiểu chuyện, không biết “lấy chồng theo chồng”, chê nghèo ham giàu. Tôi im lặng, trong lòng ngổn ngang. Thì ra, trong lòng bố mẹ, hình ảnh vợ tôi lại tệ đến thế.

Sau khi than vãn một hồi, mẹ tôi lại nhẹ nhàng mở lời:

- Em con có bạn gái rồi, con bé ấy đang mang thai. Nhà con cứ để lại cho em con làm nhà cưới, vì dù sao con cũng sống có một mình, thuê căn phòng nhỏ hoặc mua nhà nhỏ hơn cũng được. À, nhà không cần phải sửa sang lại đâu, tránh ô nhiễm từ việc sửa chữa rồi ảnh hưởng tới thai nhi.

Tôi sững người, không thể tin được bố mẹ lại có thể yêu cầu thiên vị đến vậy. Căn nhà ấy là tôi và vợ từng chút một tích cóp mua được, bố mẹ vợ còn giúp thêm 300 triệu, bố mẹ tôi còn không góp một xu, cũng chẳng đỡ đần việc gì. Khi ấy họ chỉ biết than nghèo kể khổ, tôi thì mềm lòng, vội vàng nói để mình lo hết, cuối cùng mọi gánh nặng đều đổ lên vai vợ và bố mẹ vợ.

Chính khoảnh khắc đó, tôi mới chợt tỉnh ngộ. Tôi nhận ra mình đã sai biết bao, đã đánh mất một người phụ nữ tuyệt vời thế nào.

Thấy tôi không đáp lại, bố mẹ vẫn tiếp tục thuyết phục:

- Con thì học giỏi, đã đổi đời rồi, còn em trai thì kém cỏi hơn, con phải kéo nó lên.

Trước kia, mỗi lần bố mẹ nói tôi giúp em, tôi luôn vỗ ngực nhận hết, coi chuyện của em trai là chuyện của mình. Nhưng nhìn lại, tôi mới nhận ra mình đã làm sai.

Ngay sau đó, tôi chào bố mẹ và rời đi, đồng thời hủy việc bán nhà, lặng lẽ đưa sổ đỏ và thẻ lương cho vợ cũ giữ. Cô ấy không muốn nhận, tôi lại cố nhét vào tay với lý do cho con thì cô ấy mới miễn cưỡng cầm.

Tôi cũng hạ quyết tâm phải "cưa" lại vợ cũ. Bao giờ cô ấy sẵn lòng tha thứ, sẵn lòng tái hôn, tôi sẽ chuyển nhượng nhà sang tên cô ấy hoàn toàn. Bởi vì, chỉ sau một tháng ly hôn, tôi mới thực sự nhận ra sự hiếu thuận mù quáng của mình đã làm tổn thương cô ấy sâu sắc đến mức nào. Và việc tôi mù quáng nghe theo mọi yêu cầu của bố mẹ lại sai đến mức không thể cứu vãn.

Cùng chuyên mục

Bố mẹ nên làm gì khi mất kết nối với con cái?
Việc mất kết nối giữa bố mẹ và con cái không phải là một hiện tượng lạ, nhưng nếu không nhận diện và xử lý đúng cách, điều này có thể để lại những vết nứt khó hàn gắn trong mối quan hệ gia đình.

Tin mới

Xử phạt hàng loạt cơ sở thuộc Hệ thống Thế giới Nha khoa AB
Trong bối cảnh ngành y tế đang ngày càng được chú trọng và kiểm soát chặt chẽ, hàng loạt cơ sở thuộc Hệ thống Thế giới Nha khoa AB bị xử phạt, tước giấy phép hoạt động vì vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh. Đặc biệt, các cơ sở này đều sử dụng người hành nghề "chui", không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
“Những chiến sĩ nhí” đáng yêu!
Hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), sáng ngày 28/4/2025, Ban giám hiệu Trường Mầm non Tân Đông cùng Ban đại diện phụ huynh học sinh (PHHS) đã tổ chức chương trình “Về nguồn” mang nhiều ý nghĩa cho các em học sinh đại diện khối Chồi, Lá,…
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Thang máy gia đình mua ở đâu? Gợi ý địa chỉ uy tín giúp bạn an tâm lựa chọn
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng thang máy gia đình ngày càng tăng cao, việc lựa chọn được một đơn vị cung cấp uy tín là điều vô cùng quan trọng. Không chỉ để đảm bảo an toàn vận hành, thẩm mỹ không gian mà còn liên quan trực tiếp đến chi phí lắp đặt và bảo trì lâu dài. Vậy mua thang máy gia đình ở đâu để vừa đảm bảo chất lượng, vừa tối ưu về thiết kế và giá thành?
Đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm
Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm. So với luật hiện hành, dự thảo bổ sung thêm trường hợp đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.