Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 16/03/2024 07:00 (GMT+7)

Bộ Công an: Cần thiết cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Bộ Công an vừa hoàn thiện báo cáo giải trình của Chính phủ về một số nội dung lớn trong dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ gửi xin ý kiến Chính phủ. Trong đó, Bộ Công an tiếp tục đề xuất cấm nồng độ cồn với tài xế.

Bộ Công an: Cần thiết cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế
Ảnh minh họa.

Theo dự thảo của Bộ Công an, sau kỳ họp thứ 6 đã phối hợp cùng Bộ Y tế tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tổ chức điều tra xã hội học, hội thảo khoa học, lấy ý kiến các chuyên gia y tế tại các bệnh viện lớn của Việt Nam. Kết quả xác định rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần và hành vi của con người, đặc biệt là những người sau khi sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các nhà khoa học đều đồng thuận cao, phải xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có sử dụng rượu, bia.

Cũng theo dự thảo báo cáo, từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023 số người chết, bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20% tổng số người chết, bị thương do tai nạn giao thông đường bộ gây ra. Trong số đó 80% là lỗi do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia gây ra. Bộ Công an khẳng định việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe đang phát huy rất hiệu quả.

Trong năm 2023, sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia giảm 25% số vụ, 50% số người chết, 22% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, cần tiếp tục duy trì việc kiểm soát, xử lý quyết liệt, phát huy hiệu quả hơn nữa của chủ trương này.

Bộ Công an chỉ rõ sử dụng rượu bia khi lái xe là vấn đề xã hội không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên thế giới. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới quy định xử lý rất nghiêm khắc đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn, chia làm 2 nhóm. Gồm nhóm các quốc gia nghiêm cấm tuyệt đối vi phạm nồng độ cồn và nhóm các quốc gia quy định về ngưỡng nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở được phép đối với người lái xe, theo đối tượng mức chuẩn, người lái xe thương mại (taxi, xe buýt, lái xe thuê) và người mới lái xe.

Tuy nhiên, Bộ Công an đã đưa ra một số lý do, trong đó có vấn đề điều kiện giao thông ở Việt Nam có nhiều đặc thù... Việc kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn ngoài ý nghĩa với bảo đảm trật tự, an toàn giao thông còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nếu quy định nồng độ bằng 0 thì không uống, nhưng nếu có một hạn mức nào đó, lái xe có thể gặp trường hợp bị ép uống... Bên cạnh đó, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân hiện nay chưa tốt, xem thường pháp luật, cố ý vi phạm, thậm chí thách thức lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, xử lý.

Bộ Công an đề nghị tiếp tục kế thừa quy định Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cấm người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn tham gia giao thông để có chế tài xử lý nghiêm khắc, dần hình thành thói quen, văn hóa "đã uống rượu bia không lái xe". Sau khi ý thức, văn hóa giao thông hình thành tốt có thể nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tin mới

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh
Theo Công an tỉnh Lai Châu, đây là thủ đoạn phạm tội mới, các đối tượng lừa đảo nhắm tới các học sinh ở độ tuổi chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Nếu không có biện pháp phòng ngừa từ sớm sẽ rất dễ trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội lừa đảo, rửa tiền.