Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 09/08/2021 10:08 (GMT+7)

Bộ GD&ĐT lên tiếng về việc cho học sinh tựu trường từ 23/8 khi tình hình dịch Covid- 19 còn phức tạp

Năm nay tiếp tục là một năm học đặc biệt khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều tỉnh thành, do đó, việc Bộ GD&ĐT vừa ban hành khung thời gian năm học 2021 - 2022 đã khiến nhiều cha mẹ học sinh lo lắng.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ký quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Cụ thể, theo quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 do Bộ GD&ĐT vừa ban hành, thời gian tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9/2021.

Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất từ ngày 23/8/2021. Tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2021.

Kết thúc học kỳ I trước ngày 16/1/2022, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2022 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022.

Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2022.

Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp học trước ngày 31/7/2022.

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi học sinh giỏi quốc gia và thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT lên tiếng về việc cho học sinh tựu trường từ 23/8 khi tình hình dịch Covid- 19 còn phức tạp Ảnh 1
Học sinh lớp 1 tựu trường từ 23/8, các lớp khác từ 1/9. Ảnh minh họa.

Năm nay tiếp tục là một năm học đặc biệt khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều tỉnh thành, do đó, việc Bộ GD&ĐT vừa ban hành khung thời gian năm học trên đã khiến nhiều cha mẹ học sinh lo lắng.

Trước sự băn khoăn của phụ huynh cũng như học sinh, Bộ GD&ĐT giải đáp như sau:

Theo tờ Công an Nhân dân, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, trong văn bản vừa ban hành, Bộ GD&ĐT cũng trao quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định kế hoạch thời gian năm học cụ thể cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn để đảm bảo phù hợp với thực tiễn của mỗi địa phương, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

“Hiện nay tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhưng cũng có nhiều nơi vẫn trong tầm kiểm soát và có thể thực hiện theo khung thời gian năm học theo đúng các mốc đã đưa ra như những năm trước.

Với trường hợp Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam đang gặp khó khăn do dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thể quyết định thời gian tựu trường muộn hơn khung. Ví dụ vào 10/9 hay 15/9, thậm chí là sang tháng 10.

Trong trường hợp dịch quá căng thẳng, đến 15/6 chưa thể kết thúc năm học thì địa phương báo cáo Bộ GD&ĐT để có hướng dẫn sao cho vừa đảm bảo an toàn phòng dịch vừa có thể hoàn thành kế hoạch năm học vào thời điểm phù hợp”, ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ.

Về vấn đề "Tại sao không lùi thời gian bắt đầu năm học trên cả nước khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng?", trao đổi với Nhịp Sống Việt, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, Bộ đã xem xét tới việc này tuy nhiên việc "lùi chung" có nhiều bất cập.

Trước hết, tình hình dịch bệnh khó đoán trước. Thời điểm này, dịch bệnh ở địa phương này, nhưng có thể một thời gian nữa, lại xuất hiện ở địa phương khác, nếu "lùi" như vậy, không thể bắt đầu được năm học.

Bên cạnh đó, hàng năm, các tỉnh miền Trung thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Nếu cũng lùi năm học theo Hà Nội, TP.HCM, tới mùa bão lũ lại tiếp tục phải cho học sinh nghỉ học, các tỉnh sẽ rất khó khăn.

Vì thế, bộ ban hành khung kế hoạch thời gian năm học dùng chung cho cả nước. Địa phương phải linh hoạt quyết định kế hoạch thời gian năm học phù hợp tình hình thực tiễn.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tin mới