Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 10/02/2025 06:18 (GMT+7)

Bộ GD&ĐT phản hồi về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD&ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS.

Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD&ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT.

Phản hồi kiến nghị của cử tri, Bộ GD&ĐT cho biết, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông xác định rõ về nội dung đổi mới, trong đó: “Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học".

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cụ thể hóa Nghị quyết số 88/2014/QH13, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư về Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học cơ sở có môn khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn vật lý, hóa học và sinh học; môn lịch sử và địa lý được tích hợp từ các các môn lịch sử, địa lý nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh.

Xác định đây là những môn học mới, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các nhà trường tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức địa lý trong các bài lịch sử và ngược lại; kiến thức hóa học, sinh học trong các bài vật lý và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua.

Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn và tập huấn tới tất cả các giáo viên dạy hai môn học này trên toàn quốc. Trong đó, việc phân công giáo viên dạy học môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử địa lý bảo đảm sự phù hợp về năng lực chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công. Ví dụ, ở môn khoa học tự nhiên, giáo viên được phân công theo các mạch nội dung, không bắt buộc một giáo viên khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng về năng lực chuyên môn phải dạy cả chương trình môn học.

Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về năng lực chuyên môn để bảo đảm chất lượng dạy học.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Yêu cầu nhà trường kiểm tra, sửa chữa kịp thời phòng học bảo đảm giữ ấm cho học sinh
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; các trường trực thuộc, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên yêu cầu tăng cường biện pháp bảo vệ sức khỏe học sinh trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.
Cần thiết phải quy định cấm dạy thêm dưới mọi hình thức
Liên quan đến quy định về “hành vi cấm là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức” trong dự thảo Luật Nhà giáo, luật sư khẳng định đây là nội dung rất cần thiết và nên có quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể hơn khi được áp dụng, đặc biệt là vấn đề tự nguyên tham gia học thêm có thể bị các đối tượng lợi dụng, lách luật.
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.

Tin mới

Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông: Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 12/2, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 7 giờ, tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 12 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Trường Sa, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8.
Đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 của An Nhi
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn số 405/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy sản phẩm Gel tắm gội Permerin 1 (Nhãn hàng: An Nhi) do Công ty TNHH Dược phẩm An Nhi và Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Quang Xanh sản xuất và phân phối. Sản phẩm này có chứa chất thuộc nhóm thuốc diệt côn trùng, không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định của pháp luật.
Xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?
Hiện nay là thời điểm diễn ra mùa lễ hội đầu xuân tại nhiều địa phương trên cả nước. Dịch vụ ăn uống trong các lễ hội thường mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy, theo quy định của pháp luật, xử lý như nào đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu lễ hội?
Cẩn trọng trước chiêu trò lừa đảo đặt phòng khách sạn trong cao điểm du xuân
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đầu năm là khoảng thời gian cao điểm khi nhu cầu đi du xuân của người dân tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để các đối tượng lừa đảo du lịch, bán vé máy bay, vé tàu và phòng khách sạn giả mạo tiếp diễn những chiêu trò của mình.