Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 01/06/2023 11:03 (GMT+7)

Bố mẹ chồng đòi ly hôn, hai vợ chồng đi cả đêm về quê thuyết phục, nhưng cuộc hôn nhân của tôi kết thúc

Tối hôm đó sau khi lần lượt nhận cuộc gọi từ bố và mẹ chồng, hai vợ chồng tôi liền đi xe cả đêm về quê để giảng hòa cho ông bà, nhưng không ngờ cuối cùng chính tôi lại là người đòi ly hôn.

Tôi và chồng đã kết hôn gần 10 năm, có với nhau 2 đứa con, nếp tẻ đủ cả. Kinh tế khá ổn định, con cái chăm ngoan, nên ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ, khen gia đình thật hạnh phúc. Nhưng người ngoài nhìn vào thì ước ao, ngưỡng mộ, người trong cuộc lại thở dài.

Cuối tuần rồi về quê, tôi thấy bố mẹ chồng có điều gì đó bất thường. Ông bà phớt lờ nhau, mặt ông căng ra, luôn tỏ vẻ khó chịu, nhưng mẹ chồng vẫn nói chuyện với chồng tôi bình thường.

Trước khi rời đi, mẹ chồng định kéo chồng tôi qua một bên nói chuyện riêng. Bố chồng thấy vậy liền ho khan như ra hiệu, nhắc nhở điều gì đó nên mẹ chồng mới thôi không nói nữa. Cảm thấy có điều gì đó bất thường nhưng tôi cũng chẳng nghĩ ngợi nhiều.

Thế nhưng 10 giờ tối hôm đó, tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi từ bố chồng:

- Bố không muốn sống với mẹ các con nữa, bố chịu bà ấy hết nổi rồi. Ngày mai các con về đây đưa bố mẹ đi làm thủ tục ly hôn đi.

Sau khi cúp máy, tôi nhanh chóng nói chuyện này với chồng, nhưng anh lại xua tay nói bố mẹ cãi nhau là chuyện bình thường, ông cứ nói vậy thôi chứ không ly hôn thật đâu vì đây không phải lần đầu bố mẹ anh đòi ly hôn. Lúc nãy tôi đang tính về quê, sợ có chuyện gì không hay xảy ra. Nhưng khi nghe chồng nói vậy tôi cũng chẳng để tâm nữa, cho hai con đi ngủ rồi nghỉ ngơi.

tm-img-alt
Tối hôm đó tôi bỗng nhận được cuộc gọi từ bố chồng và mẹ chồng. (Ảnh minh họa).

Không ngờ vừa nằm xuống chưa được bao lâu thì tôi lại nhận được điện thoại của mẹ chồng.   

- Bố con đòi bỏ mẹ, ông ấy đang đập phá đồ đạc trong nhà. Mẹ sợ quá, các con về xem sao đi.

Không yên tâm về bố mẹ, hai vợ chồng đành nhờ mẹ tôi sống gần đó qua trông con hộ rồi đi xe cả đêm về quê. Khi về đến nhà, ngôi nhà gọn gàng ngăn nắp bình thường đã trở nên bừa bộn với đầy mảnh vỡ, có lẽ là do bố chồng đập phá.

Mẹ chồng nhốt mình trong phòng không dám ra, còn bố chồng đang ngồi thẫn thờ trong phòng khách. Thấy vậy, vợ chồng tôi liền tiến tới hỏi hỏi chuyện bố. Lấy lại bình tĩnh, bố chồng chậm rãi kể lại đầu đuôi sự việc.

Thì ra em trai chồng đang cần một khoản tiền để mở cửa hàng ăn uống. Mẹ muốn chồng tôi giúp đỡ nhưng bố không đồng ý, vì bố biết cuộc sống của vợ chồng tôi không hề dễ dàng. Tôi mừng thay vì bố chồng có thể nghĩ được như vậy.

Đúng lúc này, mẹ chồng từ trong phòng chạy ra khóc lóc với con trai và con dâu.

- Cuối cùng các con cũng về rồi. Các con phải giúp em trai, hai đứa mà không giúp thì nó biết làm sao? Hai đứa thử nói một câu công bằng cho mẹ đi, anh em như thể tay chân, phải giúp đỡ nhau đúng không? Con không chịu giúp mẹ cũng không thiết sống nữa.

tm-img-alt
Thấy con trai và con dâu về, mẹ chồng liền khóc lóc nức nở. (Ảnh minh họa).

Tôi chắc chắn không đồng ý giúp em trai chồng, bởi vợ chồng tôi đã giúp chú quá nhiều lần rồi. Cứ hễ mẹ hay em trai nhờ giúp cái gì là chồng tôi lại nhận lời giúp đỡ vô điều kiện. Ngày trước anh nuôi em trai 4 năm học đại học tôi chẳng ý kiến, nhưng rồi càng ngày càng quá đáng. Em trai muốn mua nhà, chồng tôi lại ôm hết tiền tiết kiệm của hai vợ chồng ra giúp.

Còn về việc mở cửa hàng kinh doanh, chú không muốn đi làm công ăn lương vất vả, nhiều lần đầu tư kinh doanh thua lỗ rồi và lần nào chồng tôi cũng giúp một chút vốn. Vì chuyện này mà hai vợ chồng tôi cãi nhau không ít lần.

Tôi đã phân tích đúng sai cho chồng, làm như vậy là đang hại em, khiến em ỷ lại chứ không phải là giúp nó. Tôi cũng tuyên bố thẳng, nếu anh còn giúp em trai một cách mù quáng như vậy thì ly hôn, chứ kiểu này tôi không chấp nhận được.

Anh đã đồng ý. Những tưởng lần này anh không giúp nữa nhưng khi thấy mẹ khóc lóc, anh lại thẳng thừng nhận lời luôn mà không cần hỏi qua ý kiến của tôi. Câu khẳng định của chồng với mẹ khiến tôi không khỏi sững sờ, và phải hỏi lại chồng:

- Những gì anh vừa nói với mẹ là thật à? Anh lại giúp em trai mình mù quáng như vậy ư?

- Anh chỉ giúp nó nốt lần này thôi, đây là lần cuối cùng.

tm-img-alt
Nghe câu khẳng định của chồng, tôi quyết định ly hôn. (Ảnh minh họa).

- Đây là lần cuối cùng lần thứ mấy? Anh đã quên những gì anh hứa với em trước đó rồi ư? Anh cứ làm như vậy thì chú mãi mãi không trưởng thành được, cứ mãi ỷ lại vào gia đình thôi. Còn gia đình của chúng mình nữa chứ, anh không nghĩ đến tương lai của các con à?

Nói hết nước hết cái mà chồng vẫn muốn giúp đỡ em trai. Quá chán nản, mệt mỏi sau một đêm cãi vã, đến rạng sáng tôi chốt hạ một câu với chồng:

- Anh giúp chú cũng được, em không cấm cản nữa, chúng ta ly hôn đi.

Sau đó tôi rời khỏi nhà luôn. Chồng không hề níu kéo, sau lưng tôi là tràng dài tiếng chửi bới, trách móc của mẹ chồng và tiếng hét bất lực của bố chồng: “Tất cả là lỗi của tôi không biết dạy vợ, dạy con. Hai mẹ con bà nhìn xem đã làm được chuyện tốt gì đây này”.

Tôi không thèm ngoái đầu nhìn lại. Về nhà tôi thu dọn đồ đạc đưa hai con về nhà ngoại ở, trước khi đi không quên để lại đơn ly hôn cho chồng ký. Chuyện đã xảy ra mấy hôm rồi, chồng có gọi điện xin tôi đừng ly hôn nhưng khi bảo có giúp em trai nữa không thì anh vẫn bảo có. Tôi thật sự bất lực, có lẽ cuộc hôn nhân của tôi phải dừng lại ở đây thôi.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.