Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 02/11/2022 15:00 (GMT+7)

Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Trường hợp lái xe bỏ trốn để mặc người bị nạn tại hiện trường, hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn đọc L.H.K hỏi.

Tư vấn về vấn đề trên, Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng Luật sư Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, điểm b, khoản 1, Điều 38, Luật Giao thông đường bộ quy định, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm: "Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu, hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất".

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Luật sư cho rằng, theo quy định này, người gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường nếu lo sợ tính mạng bị đe dọa. Tuy nhiên, người đó phải đến trình báo với cơ quan Công an.

Hiện, chưa có hướng dẫn về việc trong bao lâu thì người gây tai nạn phải có mặt tại trụ sở Công an để khai báo, nhưng điều luật nên trên cho thấy, người gây tai nạn chỉ có 03 lựa chọn: Ở lại hiện trường, đến cơ sở y tế hoặc đến cơ quan Công an.

Nếu người gây tai nạn không có mặt tại một trong 03 địa điểm trên, họ hoàn toàn có thể bị quy kết là bỏ trốn.

Trong trường hợp tai nạn giao thông không gây hậu quả như chết người, gây tổn hại 61% sức khỏe của người khác, gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên…, người đi ô tô gây tai nạn sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 16- 18 triệu đồng.

Còn nếu để xảy ra một trong các hậu quả này, người gây tai nạn phải đối diện với hình phạt tù theo điểm c, khoản 2, Điều 260, Bộ luật Hình sự: “Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn” với mức phạt từ 03 – 10 năm tù.

Cùng chuyên mục

Thẻ Căn cước có thể thay thế hộ chiếu khi xuất cảnh hay không?
Việt Nam và những nước nào có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai nước được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau không, pháp luật hiện nay quy định thế nào về vấn đề này?
06 trường hợp thu hồi Giấy phép lái xe từ ngày 01/6/2024
Ngày 31/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.
Trường hợp không kháng cáo vẫn được giảm án
Pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính đều quy định việc xét xử được diễn ra với hai cấp xét xử, bao gồm sơ thẩm và phúc thẩm. Vậy, trong quá trình xét xử phúc thẩm nếu bị cáo không kháng cáo và bị cáo đó cũng không bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo đó không? Hay chỉ xem xét đến những bị cáo có kháng cáo, kháng nghị?
Công dân bị tạm hoãn xuất cảnh khi nào?
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Tuy nhiên, quyền xuất cảnh ra nước ngoài của công dân cũng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định.

Tin mới

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.