Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 26/03/2024 08:06 (GMT+7)

Bộ Y tế cảnh báo không sử dụng các sản phẩm do Kobayashi thu hồi

Ngày 25-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo về việc Công ty Dược phẩm Kobayashi (Nhật Bản) thu hồi sản phẩm có nguy cơ làm tổn thương thận.

Nhà sản xuất dược phẩm Nhật Bản Kobayashi Pharmaceutical đã thông báo rằng họ đang tự nguyện thu hồi một dòng thực phẩm bổ sung có chứa gạo lên men beni kōji sau khi có báo cáo về các vấn đề về thận của nhiều người tiêu dùng. Beni kōji là loại gạo được lên men bằng monascus purpureus, một loài nấm mốc màu đỏ tím và thường được sử dụng để tạo màu thực phẩm, theo hãng tin Japan Times của Nhật Bản.

Kobayashi cho biết sản phẩm của họ có công dụng hạ thấp LDL (một loại cholesterol có hại), giảm mỡ máu. Hiện công ty đã chủ động thu hồi các sản phẩm liên quan và kêu gọi người tiêu dùng không tiếp tục sử dụng sản phẩm.

Động thái trên được đưa ra sau khi có báo cáo rằng ít nhất 13 người mắc bệnh thận sau khi dùng sản phẩm sức khỏe của Kobayashi Pharmaceutical, 6 người trong số đó phải nhập viện và 2 người phải chạy thận.

Chủ tịch công ty, ông Akihiro Kobayashi, đã tổ chức họp báo tại thành phố Osaka, thừa nhận có thiếu sót trong thiết kế và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Ông bày tỏ xin lỗi sâu sắc về vụ việc, nhấn mạnh sẽ tiếp tục điều tra chuyên sâu và cam kết sẽ xem xét việc bồi thường cho người tiêu dùng.

tm-img-alt
Chủ tịch Akihiro Kobayashi và các quan chức công ty cúi đầu xin lỗi tại cuộc họp báo (Ảnh: Kyodo).

Kobayashi Pharmaceutical cho biết sau khi phân tích và điều tra, người ta đã tìm thấy các thành phần không xác định trong sản phẩm gạo Koji đỏ. Hiện tại, công ty cho hay vẫn chưa rõ liệu thành phần này có gây ra bệnh thận hay không và nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, để ngăn chặn tầm ảnh hưởng lan rộng, Kobayashi Pharmaceutical đã thông báo thu hồi khẩn cấp 3 loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe gạo Koji đỏ.

Được biết, 13 người tiêu dùng có vấn đề về thận đều có các triệu chứng như mệt mỏi, bị phù thũng hoặc nước tiểu đặc. Mặc dù Kobayashi Pharmaceutical không nêu rõ tên bệnh của bệnh nhân, nhưng giải thích là do chức năng thận suy giảm. 5 trong số 6 người nhập viện đã được xuất viện sau khi được điều trị bệnh về thận.

Kobayashi Pharmaceutical cho biết họ vẫn đang điều tra mối liên hệ giữa các sản phẩm sức khỏe Koji đỏ và bệnh thận, mặc dù báo cáo thử nghiệm đã phát hiện ra các thành phần không xác định nhưng độc tố "citrinin" có thể xuất hiện trong quá trình nuôi cấy Koji đỏ đã không được phát hiện.

tm-img-alt
Một số sản phẩm của Kobayashi có mặt tại Việt Nam.

Theo kênh NHK của Nhật Bản, kể từ tháng 1 năm nay, Kobayashi Pharmaceutical đã nhận được báo cáo về 13 người tiêu dùng xuất hiện tình trạng khó chịu về thể chất sau khi sử dụng sản phẩm gạo Koji đỏ, 6 người trong số đó phải nhập viện và một số bệnh nhân thậm chí còn phải chạy thận nhân tạo.

Kobayashi Pharmaceutical đã quyết định thu hồi 3 loại sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men đỏ và kêu gọi người tiêu dùng ngừng sử dụng ngay 3 sản phẩm này. Theo báo chí Nhật Bản, số lượng sản phẩm thu hồi lên tới khoảng 300.000 đơn vị (túi).

Sản phẩm thực phẩm chức năng gạo đỏ Koji bị nghi ngờ có vấn đề đã được bán từ năm 2021 và tính đến tháng 2 năm nay, khoảng 1,06 triệu túi đã được bán ra.

Trụ sở Công ty Akihiro Kobayashi ở thành phố Osaka (Ảnh: CCTV).

Kobayashi Pharmaceutical là một công ty dược phẩm lâu đời của Nhật Bản với lịch sử hơn 100 năm, sản phẩm bao gồm các loại băng hỗ trợ dạng keo, miếng dán hạ sốt cho trẻ em; các loại thuốc thông thường khác của công ty dược này cũng rất được khách du lịch đến thăm Nhật Bản ưa chuộng.

Tại Trung Quốc, một số trang thương mại điện tử trong nước vẫn đang bán các sản phẩm liên quan đã được yêu cầu ngừng bán. Người tiêu dùng đã mua các sản phẩm y tế tương tự được nhắc nhở xác nhận càng sớm càng tốt và lập tức ngừng ngay việc sử dụng các sản phẩm đã bị nhà sản xuất thu hồi.

Một số sản phẩm của Kobayashi có mặt tại Việt Nam

Qua rà soát dữ liệu đăng ký bản công bố sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm thông báo, hiện Cục chưa cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/ Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: “Beni-koji choleste-help”; “Naishi-help plus cholesteron; “Natto-kinase sarasara-tsubu gold” và Kobayashi Naishi Help 30 của Công ty Dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản.

Tuy nhiên trên thực tế, một số sản phẩm của Kobayashi hiện đã có mặt trên thị trường Việt Nam với giá dao động trong khoảng từ 600.000 đến hơn 1 triệu đồng. Một số sản phẩm quảng cáo tác dụng giảm mỡ bụng, giới hạn hấp thu chất béo vào cơ thể, thải độc tố và cholesterol trong cơ thể, giảm táo bón, viêm da, mụn mủ trứng cá...

Thêm vào đó, các sản phẩm y dược liên quan đến đợt thu hồi này trước đây đã được bán ở nhiều hiệu thuốc ở Nhật Bản nên không thể loại trừ khả năng một số khách du lịch Việt Nam có thể đã mua các sản phẩm liên quan khi đến thăm Nhật Bản hoặc chúng đã được đưa vào Việt Nam qua các con đường khác.

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin như nêu trên. Trường hợp phát hiện các sản phẩm này lưu hành trên thị trường, đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác chống hàng giả thương hiệu Hàn Quốc, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày 7/11/2024, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo "Nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024" nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp nhận diện và ngăn chặn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam.
Dầu massage Đại Lực Hoàng bị đình chỉ, thu hồi trên toàn quốc
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi Sở Y tế, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thông báo về việc Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm Dầu massage Đại Lực Hoàng do không đáp ứng các điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định.
Phát hiện kho mỹ phẩm nhập lậu bán online trị giá khoảng 1 tỷ đồng tại TP Bắc Giang
Một kho mỹ phẩm với khoảng 70.000 sản phẩm chủ yếu là kem dưỡng da, kem trị nám, sữa rửa mặt, gel tẩy da chết, kem tẩy lông, kem dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, nước hoa… có trị giá khoảng 1 tỷ đồng kinh doanh chủ yếu trên các nền tảng TMĐT vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra, tạm giữ.
Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.
Cục An toàn thực phẩm chỉ cách chọn bánh trung thu an toàn
Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng bánh trung thu tăng đột biến, bên cạnh các sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.