Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 09/02/2024 07:34 (GMT+7)

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế vừa có Quyết định 292/QĐ-BYT ngày 6/2/2024 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế ban hành bao gồm các nội dung chính như: đại cương về bệnh tay chân miệng, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc điều dưỡng bệnh tay chân miệng, tiêu chuẩn xuất viện, phòng bệnh.

Theo đó, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm và gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

tm-img-alt
Trên thế giới hiện nay đã có vaccine phòng bệnh tay chân miệng - https://suckhoeviet.org.vn/.

Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Trên thế giới hiện nay đã có vaccine phòng bệnh.

Về phòng bệnh tay chân miệng, hướng dẫn của Bộ Y tế nêu, phòng bệnh tại các cơ sở y tế: cách ly theo nhóm. Nhân viên y tế: mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc. Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh. Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.

Về phòng bệnh tay chân miệng ở nơi công cộng: vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sản nhà. Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Hạn chế tiếp xúc trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ tập trung trong 7 – 10 ngày đầu của bệnh.

Cùng chuyên mục

Uống thuốc "gia truyền", bé gái bị ngộ độc kim loại nặng
Ngày 10/5, tin từ khoa Nhi Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới cho hay: Một bé gái 11 tháng tuổi ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình nhập viện trong tình trạng co giật và được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán là bị ngộ độc do sử dụng thuốc gia truyền.
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Bộ Y tế thu hồi một lô thuốc điều trị ung thư nhập khẩu
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 1310/QLD-CL gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty TNHH dược phẩm và hóa chất Nam Linh (địa chỉ tại: 915/27/12 đường Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh) về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3.
Ngộ độc nặng sau khi ăn sâu ban miêu
Ngày 8/5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 3 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu.

Tin mới