Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 31/07/2024 11:19 (GMT+7)

Bộ Y tế xác minh nguồn gốc thuốc khánh sinh giả điều trị viêm tai, viêm amidan

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm thuốc Cefixim 200 giả, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm...

Bộ Y tế xác minh nguồn gốc thuốc khánh sinh giả điều trị viêm tai, viêm amidan
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Cục Quản lý dược có nhận được phiếu kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa báo cáo về việc mẫu sản phẩm có các thông tin ghi nhãn: Viên nén bao phim CEFIXIM 200, số GĐKLH: VD-28887-18, số lô: 15030723, NSX: 030723, HD: 030725, nơi sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long.

Mẫu thuốc này do Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa lấy tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hưng Thịnh, địa chỉ tại số 207 tiểu khu Hưng Long, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Theo kết quả kiểm nghiệm, mẫu thuốc không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định tính Cefixim theo tiêu chuẩn cơ sở.

Tiếp đó, Cục Quản lý dược cũng nhận được phiếu kiểm nghiệp của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương báo cáo về việc mẫu sản phẩm có các thông tin ghi nhãn: Viên nén bao phim CEFIXIM 200, số GĐKLH: VD-28887-18, số lô: 28201123, NSX: 201123, HD: 201125, nơi sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long.

Mẫu thuốc này do Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương lấy tại quầy thuốc tây Thanh Duy, địa chỉ tại số 174, tổ 4, Lai Khê, Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Mẫu thuốc không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định tính Cefixim theo tiêu chuẩn cơ sở.

Mới đây nhất, ngày 23/7, Công ty Cổ phần Dược Cửu Long cũng đã có công văn báo cáo việc sản xuất các lô thuốc CEFIXIM 200 và dấu hiệu khác biệt giữa mẫu thuốc lưu tại công ty và mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa thu được trên thị trường.

Căn cứ trên những thông tin trên, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên nhãn ghi: Viên nén bao phim CEFIXIM 200, số GĐKLH: VD-28887- 18; số lô: 15030723, NSX: 030723, HD: 030725, số lô: 04200623, NSX: 200623, HD: 200625 và số lô: 28201123, NSX: 201123, HD: 201125; Cơ sở sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long.

Cục Quản lý dược cũng chỉ rõ các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc thật như: thuốc giả có cạnh viên sứt mẻ nhiều, lớp bao mỏng, màu sắc các viên trong cùng 1 vỉ không đồng nhất, có lốm đốm màu. Thuốc thật có các viên đều màu, cạnh và mặt viên không bị sứt mẻ.

Bộ Y tế đề các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Đồng thời, thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công văn số 7173/BYT-QLD của Bộ Y tế về tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm CEFIXIM 200 giả, chỉ mua bán thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp.

Khuyến cáo người dân không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.

Phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm CEFIXIM 200 giả nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành;

Thiết lập đường dây nóng, tiếp nhận các thông tin về thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý.

Cefixim là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc này được chỉ định điều trị các nhiễm trùng như: viêm họng do vi khuẩn, viêm amiđan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản cấp và cơn cấp của viêm phế quản mẫn…

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?