Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 07/04/2022 16:48 (GMT+7)

Các chuyên gia y tế Mỹ đưa ra khuyến cáo tiêm mũi vaccine thứ 4 cho người dân

Các nhà khoa học và bác sĩ hàng đầu của Mỹ đưa ra các khuyến cáo về mũi tiêm vaccine phòng Covid-19 thứ 4 cho người dân sau khi FDA và CDC quyết định phê duyệt mũi vaccine tăng cường này cho nhóm người từ 50 tuổi trở lên.

Về việc tiêm mũi thứ 4

Theo CNBC, nhiều chuyên gia vaccine hàng đầu đang lo ngại về việc tiêm mũi thứ 4 cho người từ 50 tuổi trở lên vì chưa đảm bảo tính minh bạch trước của quyết định này. Việc phê duyệt tiêm mũi thứ 4 cho người cao tuổi chỉ diễn ra vài tuần sau khi hãng Pfizer và Moderna đề xuất cấp phép tiêm chủng mũi 4 cho người dân.

Các chuyên gia y tế Mỹ đưa ra khuyến cáo tiêm mũi vaccine thứ 4 cho người dân - Ảnh 1.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty

Việc cho phép tiêm mũi thứ tư cho người từ 50 tuổi trở lên hiện là chủ đề nóng mà cộng đồng khoa học vẫn đặc biệt quan tâm. Một số ý kiến đặt ra nghi ngờ liệu mũi tăng cường có thể đảm bảo hiệu quả trong bối cảnh số ca mắc trên khắp cả nước ở Mỹ đang có tín hiệu giảm.

Tuần trước, Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép đưa vào sử dụng mũi tiêm thứ tư cho những người ở nhóm tuổi từ 50 trở lên. Trong khi đó, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ủng hộ quá trình phân phối để thực hiện tiêm cho những người trong nhóm tuổi này sau khi nghiên cứu dữ liệu của Israel về việc triển khai tiêm chủng mũi 4 cho người dân từ cách đây vài tháng. Tiến sĩ Peter Marks, người đứng đầu Văn phòng FDA chịu trách nhiệm về tính an toàn và hiệu quả của vaccine gợi ý việc triển khai chương trình tiêm mũi thứ 4 nên triển khai vào mùa thu tới.

Theo một số thành viên thuộc Ủy ban FDA và CDC cũng như các chuyên gia hàng đầu khác, hai hãng Pfizer và Moderna hiện đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chương trình nghị sự xung quanh chính sách vaccine của Mỹ về việc tiêm mũi thứ 4 và nghiên cứu loại vaccine phù hợp với biến thể mới trước khi các cơ quan y tế công cộng đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào.

Giám đốc điều hành của hãng Moderna, ông Stephane Bancel từng nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn tháng Giêng năm nay rằng mũi thứ tư sẽ cần thiết vào mùa thu năm nay khi các kháng thể bảo vệ suy giảm dần theo thời gian. Trong khi đó, nhà dịch tễ học hàng đầu Michael Osterholm cũng cho rằng việc tiêm mũi thứ tư chỉ thực sự cần thiết khi khả năng miễn dịch suy giảm.

Ủy ban cố vấn về vaccine và các sản phẩm sinh học của FDA đã họp ngày 6/4 để bàn luận về thời điểm tiêm chủng mũi tăng cường cho người dân và khẳng định cần phải có thêm dữ liệu an toàn và hiệu quả trước khi đưa ra khuyến nghị tiêm chủng mũi thứ 4 cho các cơ quan y tế liên bang.

Chiến lược lâu dài

Trong khi một số chuyên gia y tế tin tưởng mục đích chính của vaccine là ngăn ngừa bệnh nặng nhưng số khác lại nghĩ quan trọng nhất vẫn là chấm dứt khả năng lây nhiễm của virus. Khả năng bảo vệ của vaccine sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt là khi biến thể Omicron siêu lây nhiễm, phát hiện nhiều đột biến. Tuy nhiên, vaccine vẫn có hiệu quả đáng kể chống lại bệnh nặng.

"Nếu bạn chỉ có triệu chứng nhẹ khi mắc vì tiêm vaccine thì bạn đã chiến thắng. Hiệu quả của vaccine làm giảm nguy cơ bệnh phát nặng", Tiến sĩ Offit nói.

Theo CNBC, Tiến sĩ Peter Marks nhận định dữ liệu từ Israel cho thấy mũi thứ tư có thể giảm nguy cơ nhập viện và tử vong ở người cao tuổi. Trong một tuyên bố, CDC khuyến cáo mũi tiêm thứ tư được xem như một mũi tăng cường hiệu quả để chống lại bệnh nặng.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại trung tâm y tế Đại học Vanderbil, Tiến sĩ William Schaffner cũng nhấn mạnh cần phải làm rõ tính minh bạch trong các dữ liệu trước khi quyết định tiêm mũi tiếp theo. Một số ý kiến khác cũng cho rằng, nếu mục tiêu là ngăn ngừa lây nhiễm thì mũi tiêm nhắc lại là công cụ duy nhất làm tăng kháng thể cho đến khi có vaccine tăng cường miễn dịch lâu dài hơn.

Theo Bộ Y tế Israel, mũi thứ tư giúp cũng chỉ giúp phục hồi kháng thể sau khi suy yếu và ít có khả năng bảo vệ khỏi lây nhiễm.

Mặt khác, một số chuyên gia cho rằng Mỹ nên ngừng các liều bổ sung nếu chương trình y tế công cộng có thể xác định cách thức bảo vệ người dân trước virus đồng thời xây dựng chiến lược lâu dài để đạt được mục tiêu này.

"Chúng ta chưa đưa ra bất kỳ giải pháp cụ thể nào để bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm cũng như chưa đưa ra được thước đo cụ thể để ước chừng mức kháng thể đủ để bảo vệ con người tránh nguy cơ mắc bệnh", ông nói.

Ngoài tiêm phòng bằng các loại vaccine hiện tại, hãng Pfizer và Moderna đang tiếp tục phát triển loại vaccine có thể bảo vệ hoàn toàn trước biến thể Omicron cũng như các biến thể khác. Tiến sĩ Arnold Monto, người chủ trì phiên họp của FDA về chiến lược tiêm mũi vaccine tăng cường cho rằng, các chuyên gia y tế công cộng cần phải xây dựng sự đồng thuận về chương trình vaccine trong tương lai. Theo ông Monto, sự kết hợp giữa các nhà sản xuất vaccine và chính phủ là rất quan trọng. Ngành công nghiệp vaccine hiện đóng vai trò quan trọng trong các quyết định loại vaccine cần phát triển để đối phó với từng loại biến thể cụ thể.

"Ngành công nghiệp vaccine phải thực hiện mục tiêu kép. Bên cạnh cố gắng để làm nhiều điều tốt như chúng ta đang làm thì cần phải có nguồn dự trữ vaccine và luôn phải chú trọng đến sức khỏe cộng đồng", ông Monto nhấn mạnh./.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.

Tin mới