Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 08/03/2024 16:36 (GMT+7)

Các dấu hiệu ung thư phụ nữ thường bỏ qua

Không thăm khám sức khỏe định kỳ, chủ quan với các triệu chứng bất thường của bệnh ung thư có thể khiến phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Không thăm khám sức khỏe định kỳ, chủ quan với các triệu chứng bất thường của bệnh ung thư có thể khiến phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Theo Eat This Not That, một số dấu hiệu của bệnh ung thư dưới đây mà phụ nữ thường dễ bỏ qua, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có khối u ở cổ

Tiến sĩ Celina Nadelman, một nhà tế bào học của Mỹ chia sẻ trên Eat This Not That, ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phát triển nhanh nhất ở phụ nữ. Nó cũng có khả năng xuất hiện ở nữ giới cao hơn gấp ba lần so với nam. Ung thư tuyến giáp xuất hiện dưới dạng các nốt (cục u và bướu) trên tuyến giáp (tuyến hình bướm ở phía trước cổ).

Theo tiến sĩ Nadelman, các nốt tuyến giáp rất phổ biến và hơn 90% là lành tính. Nhưng nếu có bất kỳ sự phát triển bất thường nào ở khu vực này thì phụ nữ cần lưu ý và kiểm tra. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sinh thiết khối u bằng kim nhỏ để loại trừ ung thư.

Giảm cân không chủ ý

Một số chị em có thể cảm thấy phấn khởi khi không cần tập luyện, ăn uống vẫn có thể giảm cân. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của ung thư, nhất là bệnh bạch cầu, ung thư hạch và ung thư thực quản, gan, ruột kết, tuyến tụy. Nếu bạn đang muốn giảm cân nhưng chưa bắt đầu một chế độ ăn kiêng hoặc thói quen tập thể dục nhưng vẫn xuống ký thì nên thăm khám. Giảm cân không chủ ý cảnh báo ung thư là khi một người mất đi từ 5% trọng lượng cơ thể trở lên trong khoảng thời gian 6-12 tháng mà không nhịn ăn hay tập luyện.

Bác sĩ Jeffrey Meyerhardt (Viện Ung thư Dana-Farber) chia sẻ, có mối liên hệ giữa béo phì và chỉ số BMI cao hơn với nhiều loại ung thư như ung thư đại trực tràng, buồng trứng, tuyến tụy. Ông trích dẫn một nghiên cứu năm 2003 phân tích mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể và tỷ lệ tử vong do ung thư ở gần một triệu người Mỹ trưởng thành. Khi những người tham gia nặng nhất có chỉ số BMI là 40, tỷ lệ tử vong do tất cả các bệnh ung thư cao hơn 62% ở phụ nữ và cao hơn 52% ở nam giới so với người có cân nặng bình thường.

Đau vùng chậu

Các dấu hiệu của ung thư buồng trứng có thể mơ hồ và có thể dễ bị bỏ qua vì một số người cho rằng các tình trạng này không nghiêm trọng. Đầy hơi, đau vùng chậu kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng. Người bệnh còn có thể tăng cân không chủ ý hoặc thay đổi thói quen đi ngoài.

Chảy máu âm đạo, đau bụng... khiến chị em dễ nhầm lẫn thành ung thư thành bệnh phụ khoa.Ảnh: Freepik
Chảy máu âm đạo, đau bụng... khiến chị em dễ nhầm lẫn thành ung thư thành bệnh phụ khoa. Ảnh: Freepik.

Chảy máu âm đạo bất thường

Tiến sĩ Christine O'Connor, Viện chăm sóc sức khỏe tại Mercy (Baltimore), chị em nhận thấy hiện tượng chảy máu bất thường như chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu giữa các kỳ kinh, chu kỳ kinh nguyệt rất nặng hoặc kéo dài nên thăm khám bác sĩ. Đây thường là một vấn đề lành tính có thể điều trị được, nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Thay đổi thói quen đi ngoài

Bác sĩ ung thư Sonal Sura tại GenesisCare cho biết, nhiều phụ nữ cho rằng sự thay đổi trong ruột của họ là dấu hiệu của bệnh ung thư. Bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen đi tiêu như gia tăng tiêu chảy, táo bón, chướng bụng hoặc cảm giác tiêu không hết có thể là dấu hiệu của một số bệnh, bao gồm cả ung thư ruột kết.

"Phụ nữ có thể nhầm những triệu chứng này với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của họ, nhưng nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, bạn cần thăm khám", bác sĩ Sura nói.

Các chẩn đoán muộn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư. Phát hiện và chẩn đoán sớm giúp bệnh nhân có thể bắt đầu điều trị sớm hơn, nhất là với người ung thư vú, cổ tử cung và ung thư đại trực tràng. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo soi ruột già bắt đầu từ tuổi 45, xét nghiệm HPV, ung thư cổ tử cung nên bắt đầu từ 21 tuổi và thực hiện mỗi 3 năm một lần. Phụ nữ có thể lựa chọn chụp X-quang tuyến vú ở tuổi 40 nhưng nên được thực hiện hàng năm ở tuổi 45-54. Sau 55 tuổi, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh 2 năm một lần.

Những thay đổi về ngoại hình của vú

Các khối u hoặc sưng tấy ở vú hoặc nách có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nhưng những thay đổi khác cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú, chẳng hạn như kích ứng da, mẩn đỏ, thay đổi ở núm vú hoặc bất kỳ dịch tiết nào từ núm vú. Bất kỳ sự thay đổi đáng chú ý nào về hình dáng của vú như thay đổi kích thước hoặc hình dạng vú đều cần được kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Tất cả phụ nữ phải tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần, tốt nhất là vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.

Ho dai dẳng hoặc khàn giọng

Ho dai dẳng hoặc khàn giọng kéo dài hơn một vài tuần có thể là dấu hiệu của ung thư phổi hoặc cổ họng. Bệnh này dễ bị chẩn đoán với lao. Do đó bạn cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.

Mệt mỏi dai dẳng

Cảm giác mệt mỏi có thể không phải là hiếm, đặc biệt là với lịch trình bận rộn của chúng ta trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi liên tục và không thấy nhẹ nhõm khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu của của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Theo chuyên gia các bệnh ung thư ảnh hưởng đến nồng độ hormone, chẳng hạn như ung thư vú và tuyến tiền liệt, có thể gây ra mệt mỏi, cũng như các bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu và ung thư hạch gây thiếu máu.

Sự thay đổi của nốt ruồi trên da

Nốt ruồi trên da là hiện tượng phổ biến nhưng những thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc sự xuất hiện của nốt ruồi mới là dấu hiệu của ung thư da. Thường xuyên kiểm tra nốt ruồi và những thay đổi khác trên da sẽ giúp phát hiện sớm ung thư da.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Phát hiện virus H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.