Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 04/04/2024 17:12 (GMT+7)

Các hình thức nộp hồ sơ đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Các hình thức nộp hồ sơ đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Ảnh minh hoạ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa thông tin về các hình thức nộp hồ sơ đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Cụ thể, cơ quan này cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Hồ sơ thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi phát hành thẻ bằng một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội;

- Thông qua dịch vụ bưu chính;

- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN.

Cơ sở khám chữa bệnh ban đầu là cơ sở khám và chữa trị bệnh đầu tiên mà người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký. Trong quá trình khám và chữa bệnh, người bệnh sẽ được xem xét, nếu không đủ điều kiện về cơ sở vật chất để điều trị, người bệnh sẽ được chuyển lên tuyến trên.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?