Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 19/09/2023 10:14 (GMT+7)

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau thảm hoạ lũ lụt tại Libya

Libya cần chuẩn bị trang thiết bị và chăm sóc y tế cơ bản để ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh tả do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm bởi nước lũ.

Ngày 18/9, các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo thành phố Derna bị lũ lụt tàn phá nghiêm trọng của Libya đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh và điều này có thể gây ra cuộc khủng hoảng thảm khốc thứ hai.

Trận lũ quét lớn đã làm hàng chục nghìn người chết và mất tích. Lũ quét xảy ra khi quốc gia Bắc Phi bị chiến tranh tàn phá này hứng chịu cơn bão mạnh Daniel vào ngày 10/9. Nước dâng nhanh làm vỡ 2 con đập đầu nguồn ở Derna. Nước tràn ra xối xả trong đêm, ập xuống trung tâm thành phố ven biển 100.000 dân và cuốn trôi toàn bộ khu dân cư ra Địa Trung Hải.

Trong những ngày qua, các tổ chức của LHQ bao gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Cao uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã cử các nhóm có mặt tại Derna và các khu vực lân cận để trợ giúp những người còn sống sót.

tm-img-alt
Cảnh tàn phá sau trận lũ quét do bão Daniel tại Derna, miền Đông Libya, ngày 11/9. Ảnh: AFP.

Các cơ quan LHQ cảnh báo những cư dân chịu ảnh hưởng do lũ - 30.000 người trong số này đang lâm vào cảnh vô gia cư - rất cần nước sạch, lương thực và các nhu yếu phẩm cơ bản trong bối cảnh nguy cơ mắc bệnh tả, tiêu chảy, mất nước và suy dinh dưỡng ngày một gia tăng.

Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL) cho biết các nhóm thuộc 9 cơ quan của LHQ đã tới thành phố Derna, cung cấp viện trợ và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng của bão Daniel cũng như lũ quét trong những ngày qua.

Tuy nhiên, phái bộ này cảnh báo, các quan chức địa phương, các cơ quan viện trợ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang quan ngại nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt do nguồn nước nhiễm khuẩn và môi trường không đảm bảo vệ sinh.

UNSMIL cho biết thêm các nhóm của UNICEF đã chuyển bộ dụng cụ y tế đến các dịch vụ chăm sóc ban đầu để hỗ trợ 15.000 người trong ba tháng. Trong khi đó, UNHCR phân phối vật tư bao gồm chăn, bạt và đồ nấu ăn cho 6.200 gia đình phải di dời ở Derna cũng như thành phố Benghazi.

Cho đến nay, các suất hỗ trợ thực phẩm đã được phân phối cho hơn 5.000 hộ gia đình thông qua WFP. WHO cũng đã chuyển 28 tấn vật tư y tế tới hỗ trợ khu vực thảm họa, đồng thời tài trợ xe cứu thương và các bộ dụng cụ y tế.

Tuần trước, LHQ kêu gọi viện trợ hơn 71 triệu USD cho hoạt động ứng phó khẩn cấp ở Derna và các khu vực khác ở miền Đông Libya.

Cùng chuyên mục

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.