Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 07/08/2024 10:52 (GMT+7)

Cảnh báo tình trạng lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua Cục đã ghi nhận một số trường hợp lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội.

Cụ thể, Cục An toàn thông tin cho biết, mới đây, một nạn nhân của chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội đã phản ánh về việc mua thuốc đông y điều trị bệnh xương khớp từ một đối tượng giả mạo bác sĩ của một bệnh viện. Sau khi sử dụng thuốc, nạn nhân xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường.

Cảnh báo tình trạng lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội
Một số trường hợp lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội.

Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng lừa đảo là hoạt động theo hội nhóm, tạo lập các tài khoản mạng xã hội ảo, đăng bài quảng cáo về các loại “thần dược” với giá cao. Trong đó, nhiều trang không có địa chỉ liên hệ, chỉ có số điện thoại để tư vấn. Đáng chú ý, bên cạnh những đối tượng tự xưng là “nhân viên tư vấn” sẽ có đối tượng khác làm nhiệm vụ giả danh bác sĩ tại các bệnh viện Trung ương để chẩn đoán và cấp thuốc.

Những loại thuốc này có giá từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng, được quảng cáo có công dụng như: phòng, chống ung thư, giảm tác dụng hóa trị, xạ trị ung thư, thuốc cho người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối... Tuy nhiên, đây thực chất là các loại thuốc giá rẻ với thành phần không rõ nguồn gốc.

Tinh vi hơn, các nhóm đối tượng lừa đảo còn thực hiện chiêu trò “giảm giá” cho người già, người nghèo, người bệnh nặng, nhằm đánh vào tâm lý thích khuyến mãi của một bộ phận người tiêu dùng.

Vì vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không mua bán thuốc trên mạng xã hội, nhất là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc. Người dân cần lưu ý cảnh giác với quảng cáo thuốc hứa hẹn chữa trị nhanh chóng các bệnh nghiêm trọng hoặc đem lại kết quả thần kỳ mà không có bằng chứng rõ ràng. Cần tìm hiểu về nhà sản xuất thuốc qua các nguồn thông tin đáng tin cậy như trang web của cơ quan quản lý dược phẩm hoặc các tổ chức y tế.

Khi có bệnh, người dân cần đến bệnh viện để trực tiếp thăm khám và mua thuốc dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp gặp phải những đối tượng lừa đảo, người dân cần báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời chia sẻ thông tin về các sản phẩm nghi ngờ với cộng đồng để cảnh báo và giúp người khác tránh bị lừa đảo.

Cùng chuyên mục

Bắt tạm giam Lê Thị Lại
Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt tạm giam bà Lê Thị Lại (60 tuổi, ngụ xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bắt tạm giam Ngô Đức Giang
Công an Thủ Đức vừa khởi tố và bắt tạm giam Ngô Đức Giang, đối tượng đập kính xe, dùng mỏ lết đánh người sau vụ va chạm giao thông, khiến dư luận phẫn nộ.

Tin mới

Hà Nội đưa tình trạng ngập úng khi mưa lớn vào tiêu chí xác định giá đất
Một trong những nội dung đáng chú ý tại Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND về xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố có điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện. Điều kiện này dựa trên tiêu chí về khu vực cấp nước, cấp điện ổn định hay không ổn định và tình trạng ngập úng khi lượng mưa lớn.
Bắt tạm giam Lê Thị Lại
Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt tạm giam bà Lê Thị Lại (60 tuổi, ngụ xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ 2025 các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi sẽ gồm 04 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.