Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 26/02/2021 08:21 (GMT+7)

Chồng bắt vợ nhúng tay vào chảo dầu đang sôi, nguyên nhân phía sau khiến nhiều người căm phẫn

Người chồng đã bắt vợ mình nhúng tay vào chảo dầu đang sôi, nhặt đồng xu trong đó khi cô quay về nhà sau 4 ngày mất tích.

Trong thời gian gần đây, một vụ bạo hành gia đình ở thành phố Paranda, thuộc quận Osmanabad, bang Maharashtra, Ấn Độ, đã gây rúng động quốc gia này. Theo đó, một người phụ nữ đã bị chồng ép phải nhúng tay vào chảo dầu đang sôi để chứng minh sự chung thủy của mình. 

Truyền thông địa phương cho biết, người phụ nữ đã cãi nhau với chồng vào ngày 11/2 rồi một mình bỏ nhà đi mà không nói với ai. Người chồng làm nghề lái xe đã tìm kiếm vợ suốt 4 ngày nhưng không có tung tích gì.

Sau 4 ngày mất tích, người vợ bất ngờ trở về nhà. Cô giải thích với chồng rằng vào ngày hôm đó, cô đang ngồi đợi xe buýt ở khu Khachapuri Chowk, thuộc thành phố Paranda thì bất ngờ bị 2 người đàn ông đi xe đạp đến bắt đi làm con tin trong suốt 4 ngày. Sau đó, nhân lúc chúng không chú ý, cô đã trốn thoát và chạy về nhà.  

Người chồng ném đồng xu vào chảo dầu đang sôi.

Tuy nhiên, lời giải thích này không thuyết phục được người chồng, anh cho rằng vợ mình đang nói dối. Do đó, để kiểm tra vợ nói dối hay không, anh đã làm theo một truyền thống của cộng đồng Pardhi (nơi cặp vợ chồng đang sống) có tên là “agnipariksha”.

Cụ thể, người chồng đã nhóm lửa lên, đặt một chảo dầu lên trên, chờ dầu sôi rồi ném một đồng xu trị giá 5 rupee (khoảng 1,6 nghìn đồng) vào trong. Sau đó, anh bắt vợ mình phải nhúng tay vào chảo dầu sôi để lấy đồng xu ra. 

Toàn bộ quá trình được chính người chồng quay lại và đăng tải trên mạng xã hội. Trong đoạn video, người chồng nói: “Vợ tôi nói rằng cô ấy bị một người đàn ông và một cảnh sát bắt làm con tin, nhưng họ không làm gì cô ấy cả. Tôi muốn biết vợ tôi có nói thật hay không. Đó là lý do tại sao tôi làm việc này". 

Người vợ nhúng tay vào chảo dầu theo yêu cầu của chồng. 

Theo quan niệm của người dân nơi đây, nếu một người nói dối thì tay họ sẽ bị bỏng khi thò tay vào chảo dầu đang sôi. Ngược lại, nếu họ nói thật thì tay họ sẽ chẳng bị làm sao cả. Và nếu bị phát hiện nói dối, người đó sẽ bị trừng phạt bằng cách đổ dầu sôi lên người. 

Trước yêu cầu của chồng, người vợ vẫn cố gắng giải thích nhưng vô ích. Sau đó, người chồng kéo tay vợ nhúng vào chảo dầu nhưng cô đã cố gắng chống cự lại. 

Cuối cùng, người vợ vẫn chấp nhận chạm tay vào chảo dầu đang sôi nhưng rút ra ngay rồi nhanh chóng cho tay vào chậu nước bên cạnh để giảm nóng. Tuy nhiên, chỉ từng đó thôi cũng khiến cô vợ đau đớn vì bị bỏng rồi. 

Sau khi đoạn clip trên lan rộng, ông Neelam Gorhe - Chủ tịch Hội đồng Lập pháp bang Maharashtra - đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anil Deshmukh điều tra vụ việc và trừng phạt nghiêm khắc người chồng đó. Ông cũng cho biết, trước đây đã có nhiều người vợ bị bắt cho tay vào chảo dầu sôi như vậy. 

Cùng chuyên mục

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Siêu bão Man-yi tấn công Philippines "có khả năng gây thảm họa"
Ngày 16/11, siêu bão Man-yi bắt đầu đổ bộ miền Trung Philippines với tốc độ gió tối đa là 195 km/giờ, với đường đi được cảnh báo "có khả năng gây thảm họa" tại quần đảo này. Đây là cơn bão lớn thứ 6 tấn công quốc đảo này trong vòng 1 tháng qua.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...