Hotline: 0969 332 828 Email: bbt.phapluat@gmail.com
Thứ hai, 21/10/2019 08:14 (GMT+7)

Có không vi phạm trong hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Phúc Thọ?

Theo phản ánh, thửa đất đứng tên bố của ông Khuất Văn Lượng (đã chết) bị người em dâu thế chấp để vay vốn tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ (thành phố Hà Nội) khi chưa có sự đồng ý của vợ chồng ông Lượng.

Cụ thể trong đơn đề nghị gửi cơ quan báo chí ông Khuất Văn Lượng cho biết, vợ chồng ông là con trưởng trong gia đình. Bố đẻ ông là cụ Khuất Văn Tộc là người đứng tên chủ sở hữu GCNQSDĐ số 00629, tờ bản đồ số 4, thửa đất số 363 có tổng diện tích sử dụng là 173m2  tại cụm 2 xã Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (Nay thuộc thành phố Hà Nội - PV). Ngày 24/6/2005 bố ông Lượng đã tách cho người em trai thứ 3 là Khuất Văn Thạch diện tích 82m2, còn lại 80m2 vẫn đứng tên chủ sử dụng là cụ Khuất Văn Tộc. Đến ngày 26/4/2010, bố mẹ ông Khuất Văn Lượng đã có di chúc phân chia quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Khuất Văn Lượng - Nguyễn Thị Muôn 30m2; vợ chồng em trai Khuất Văn Toàn - Khuất Thị Thỏa 50m2.

Ông Nguyễn Phú Quý (bìa trái) - Phó Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Agribank Hà Tây I trao đổi với báo chí.

Sau khi bố mẹ ông Khuất Văn Lượng chết, khi gia đình ông còn chưa phân chia xong tài sản thừa kế, thủ tục tách thửa đất còn chưa được thực hiện thì người em dâu của ông Lượng là bà Khuất Thị Thỏa đã mang GCNQSDĐ mang tên cụ Khuất Văn Tộc đến Phòng giao dịch thị trấn Gạch - Ngân hàng Agribank Chi nhánh Phúc Thọ để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Trao đổi với báo chí, ông Khuất Văn Lượng đặt nghi vấn về quy trình thẩm định tài sản và cho vay vốn của Ngân hàng Agribank chi nhánh Phúc Thọ là thiếu minh bạch và có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động tín dụng. Gia đình ông Lượng cũng bày tỏ bức xúc bởi việc Ngân hàng Agribank chi nhánh Phúc Thọ giữ GCNQSDĐ mang tên bố đẻ ông Lượng để đảm bảo cho khoản vay của bà Khuất Thị Thỏa thay vì giữ tài sản đảm bảo thuộc sở hữu riêng của bà Thỏa đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình ông Khuất Văn Lượng và ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản thừa kế của gia đình.

Dấu hiệu bất thường?

Sau khi phát hiện GCNQSDĐ mang tên cụ Khuất Văn Tộc đang bị phía Ngân hàng Agribnak giữ, gia đình ông Khuất Văn Lượng đã phản ánh thông tin tới Ngân hàng Agribank chi nhánh Phúc Thọ và Phòng giao dịch thị trấn Gạch tuy nhiên không được xem xét giải quyết. Gia đình ông Khuất Văn Lượng tiếp tục phản ánh thông tin tới báo chí.

Ngày 11/8/2019, trao đổi qua điện thoại với gia đình ông Lượng, ông Nguyễn Văn Soạn - Giám đốc Phòng giao dịch thị trấn Gạch, Chi nhánh Ngân hàng Agribank Phúc Thọ - Hà Tây I cho biết phía ngân hàng đã trả lại GCNQSDĐ mang tên cụ Khuất Văn Tộc cho ông Khuất Văn Toàn (chồng bà Khuất Thị Thỏa) từ ngày 06/8 với lý do khoản vay đã được thanh toán. Tuy nhiên từ đó cho đến nay gia đình ông Lượng vẫn chưa được tiếp cận với cuốn sổ đỏ này.

Theo thông tin do Ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Tây I - là Chi nhánh cấp trên trực tiếp của Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Phúc Thọ cung cấp, được biết khoản vay của bà Khuất Thị Thỏa tại Phòng giao dịch thị trấn Gạch - Chi nhánh Agribank huyện Phúc Thọ là vay với mục đích sản xuất, chăn nuôi. Tuy nhiên điều lạ là quá trình tìm hiểu thông tin phản ánh được biết bà Thỏa lại đang đi lao động ở nước ngoài và không có ở Việt Nam. Sau khi báo chí phản ánh thông tin, ngày 06/8/2019 ông Khuất Văn Toàn (chồng bà Thỏa) đã có đơn xin đổi GCNQSDĐ gửi tới Phòng giao dịch thị trấn Gạch - Agribank Phúc Thọ nhằm xin rút GCNQSDĐ đứng tên cụ Khuất Văn Tộc ra khỏi ngân hàng và thay vào đó là một GCNQSDĐ nông nghiệp mang tên ông Khuất Văn Toàn.

Trao đổi về việc Phòng giao dịch thị trấn Gạch - Agribank Phúc Thọ giữ GCNQSDĐ mang tên cụ Khuất Văn Tộc để đảm bảo cho khoản vay của bà Khuất Thị Thỏa. Ông Nguyễn Phú Quý - Phó Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Agribank Hà Tây I cho biết: Việc Phòng giao dịch thị trấn Gạch - Agribank Phúc Thọ giữ GCNQSDĐ mang tên cụ Khuất Văn Tộc thực chất là hình thức “giữ hộ” khách hàng vay vốn chứ không coi GCNQSDĐ là tài sản thế chấp vay vốn. Bởi lẽ thủ tục thế chấp tài sản để vay vốn sẽ phải thẩm định kỹ càng và chặt chẽ hơn. Bà Khuất Thị Thỏa thuộc đối tượng cho vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản được quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ông Nguyễn Phú Quý cho biết: Phòng giao dịch thị trấn Gạch - Agribank Phúc Thọ làm đúng quy trình đối với hợp đồng vay vốn của bà Khuất Thị Thỏa. Tuy nhiên trước câu hỏi dựa vào căn cứ nào để phía ngân hàng “giữ hộ” GCNQSDĐ không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của bà Thỏa thì ông Nguyễn Phú Quý cho biết dựa vào xác nhận của chính quyền địa phương xã Phúc Hòa - huyện Phúc Thọ ngày 05/12/2014 xác nhận vợ chồng ông Khuất Văn Toàn và Khuất Thị Thỏa là người địa phương theo đơn xin xác nhận của ông Toàn. Trong khi trên thực tế, hợp đồng tín dụng giữa Phòng giao dịch thị trấn Gạch - Agribank Phúc Thọ cho bà Khuất Thị Thỏa vay vốn được ký năm 2016.

Bên cạnh đó, ông Quý cũng khẳng định tài sản “giữ hộ” mà không phải là tài sản của người vay vốn là sai. Trên thực tế, Phòng giao dịch thị trấn Gạch - Agribank Phúc Thọ đã giữ GCNQSDĐ mang tên cụ Khuất Văn Tộc và đó không phải là tài sản thuộc sở hữu riêng của bà Khuất Thị Thỏa. Việc giữ hộ GCNQSDĐ này đã làm phát sinh những mâu thuẫn trong gia đình ông Khuất Văn Lượng về việc tranh chấp tài sản thừa kế.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Cùng chuyên mục

Những chính sách nổi bật về kinh tế có hiệu lực từ tháng 4
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công; quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững... là những chính sách về kinh tế nổi bật sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 4/2025.
Chính thức giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Nước uống ion kiềm Fujiwa: Cần có giải pháp hiệu quả bảo vệ thương hiệu
Mới đây, Đoàn công tác do Quỹ Chống hàng giả (ACF), Cục Sở hữu trí tuệ, Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Trung tâm An toàn thông tin TP.HCM, Công ty Cổ phần Dịch vụ An toàn thông tin TP.HCM (HISSC) đã đến khảo sát, tham quan tại nhà máy sản xuất nước uống ion kiềm Fujiwa Việt Nam (số 286 Hồ Văn Tắng, ấp Phú Lợi, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM).
Tập đoàn DOJI tổ chức Lễ hội Vàng - Xuân An Khang với chuỗi hoạt động du xuân tưng bừng trên cả nước
Hòa chung không khí rộn ràng của các sự kiện văn hóa cổ truyền diễn ra trên cả nước trong dịp xuân Ất Tỵ, Lễ hội Vàng - sự kiện được Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức hằng năm mừng ngày Thần Tài đã trở lại, mang đến chuỗi hoạt động du xuân đầy màu sắc và niềm vui dành cho tất cả các khách hàng.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?