Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 16/02/2023 07:57 (GMT+7)

Con gái 11 tuổi lần đầu có kinh nguyệt, bị bạn học cười nhạo vì dính ra quần, cách giải quyết đáng nể của người mẹ

Để giáo dục trẻ tuổi dậy thì hiệu quả, hướng trẻ trở thành một người không chỉ thành đạt, mà còn sống tử tế.

tm-img-alt

Đối với trẻ tuổi dậy thì, tính cách sẽ thất thường hơn so với những lứa tuổi khác. Có trẻ sẽ trở nên nhạy cảm, hướng nội, nhưng cũng sẽ có những đứa trẻ thích nổi loạn và hướng ngoại. Do đó, quá trình giáo dục trẻ tuổi dậy thì sẽ vất vả và khó khăn hơn đối với mỗi bậc làm bố mẹ.

Để giáo dục trẻ tuổi dậy thì hiệu quả, hướng trẻ trở thành một người không chỉ thành đạt, mà còn sống tử tế và giàu có về thế giới tinh thần thì bố mẹ cần phải trang bị những kiến thức, cũng như kỹ năng đúng đắn. Từ đó, hướng dẫn trẻ xây dựng nhân cách tốt đẹp cho bản thân, đồng thời tạo ra những giá trị có ích cho xã hội trong tương lai.

Câu chuyện của chị A Linh (sống ở Trung Quốc) được chia sẻ sau đây, sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề được đề cập ở trên. Hiện tại, chị đã có một cô con gái đang học lớp 5 tên là Tuệ Nghi. Mặc dù hơi nhút nhát nhưng cô bé rất ngoan ngoãn và chưa từng gây xích mích với các bạn học trong lớp.

Tuy nhiên, sáng hôm nay khi con gái tan trường trở về nhà, chị A Linh thấy mắt cô bé bỗng đỏ hoe và gương mặt cũng trở nên rất buồn bã, bơ phờ. 

Sau một hồi gặng hỏi, cuối cùng chị cũng biết được nguyên nhân. Thì ra là cô bé đã đến tuổi dậy thì, và xảy ra hiện tượng “chảy máu kinh” lần đầu.

Nhưng vì con gái không chú ý nên đã dính ra quần và vô tình bị bạn học nhìn thấy. Thay vì nhắc nhở để cô bé biết, bạn cùng lớp lại im lặng rồi sau đó lén lút trao đổi với nhiều bạn khác, thậm chí là cười nhạo, chỉ trỏ sau lưng cô bé.

Nghe xong toàn bộ câu chuyện, phản ứng của chị A Linh không hề tức giận hay tỏ thái độ chỉ trích các bạn cùng lớp của con.

Ngược lại, chị đã vô cùng bình tĩnh để an ủi và giải thích cho con gái hiểu rằng: “Đây không phải là một điều đáng xấu hổ. Bởi vì ai cũng sẽ trải qua giai đoạn sinh lý tự nhiên này trong đời. Nó chỉ cho thấy con đã trưởng thành hơn so với các bạn”. 

Tuệ Nghi sau khi được mẹ trấn an và khuyên bảo đã lấy lại được bình tĩnh, những “nút thắt” trong lòng cũng dần được tháo gỡ. Lúc này, chị A Linh tiếp tục đưa ra những lời nói có tính giáo dục dành cho con gái: “Hành vi của các bạn trong lớp đối với con là hoàn toàn không đúng. Nếu sau này, con rơi vào một tình huống tương tự, mẹ muốn con hãy là một đứa trẻ tử tế. Và con có thể giúp bạn bằng cách dùng một chiếc áo khoác để che lại”. 

Lời dạy của người mẹ đã khiến cho chị nhận được “cơn mưa” lời khen từ cộng đồng mạng. Bởi vì nó không chỉ khéo léo mà còn chuẩn như sách. Từ đó cho thấy, hình tượng mà con cái trở thành trong tương lai, chính là kết quả của quá trình giáo dục từ bố mẹ.

Nếu muốn trẻ lớn lên trở thành một người tử tế và được mọi người quý mến, bố mẹ nhất định đừng bỏ qua việc bồi dưỡng 4 phẩm chất này cho trẻ.

tm-img-alt
tm-img-alt

Tự tin

Tự tin là “áo giáp” để trẻ không dễ dàng bị người khác ức hiếp hay làm tổn thương. Dù trẻ ở độ tuổi dậy thì hay bất kỳ độ tuổi nào khác, thì sự tự tin đều rất cần thiết. Khi trẻ tin vào năng lực của bản thân, trẻ sẽ xem mọi thử thách là cơ hội để phát triển. Chính những điều này sẽ cho trẻ nhiều trải nghiệm thú vị trong cuộc sống.

Mối quan hệ tốt đẹp từ xã hội, cũng được xây dựng từ sự tự tin. Vì vậy để dễ dàng hòa nhập với mọi người, trẻ cần được bố mẹ bồi dưỡng sự tự tin.

Thực tế đã chứng minh, một đứa trẻ toát ra vẻ tự tin sẽ tạo được sức hút thiện cảm đối với mọi người xung quanh. Ngược lại, một đứa trẻ rụt rè, luôn tỏ ra yếu đuối, thường sẽ dễ khiến người khác muốn trêu chọc. 

Sự tự tin ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào những điều mà bố mẹ xây dựng cho trẻ, ngay từ khi còn nhỏ. Vậy nên, bố mẹ cần tạo cho trẻ cơ hội và môi trường có sự tương tác, tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn. Như vậy, trẻ sẽ dần cởi mở, hòa đồng và tự tin thể hiện cá tính riêng của mình.

tm-img-alt
Sự tự tin sẽ giúp cho trẻ dễ hòa nhập với bạn bè, mở rộng các mối quan hệ xã hội.
tm-img-alt

Lòng nhân ái

Lòng nhân ái là phẩm chất “đẹp” từ bên trong mà mỗi đứa trẻ nên bồi dưỡng cho mình. Lòng nhân ái sẽ giúp trẻ chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động, bởi vì trẻ sẽ biết nghĩ cho người khác thay vì chỉ ích kỷ nghĩ cho chính bản thân mình.

Lòng nhân ái sẽ khiến trẻ hiểu được, ý nghĩa và giá trị tồn tại của mỗi người trong cuộc đời này. Từ đó, trẻ sẽ biết cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh.

Những đứa trẻ xây dựng được lòng nhân ái, thường sẽ nhận được rất nhiều sự tôn trọng và yêu thương từ người khác. Nhờ vậy mà các mối quan hệ xã hội của trẻ đều trở nên bền vững và tốt đẹp.

Ngoài ra, đời sống tinh thần của trẻ cũng trở nên thoải mái, vui vẻ và được chữa lành khi trẻ biết lan tỏa lòng nhân ái.

tm-img-alt
Khi trẻ biết quan tâm, yêu thương người khác, trẻ cũng sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp tương tự.
tm-img-alt

Khiêm tốn

Trẻ ở độ tuổi dậy thì đa số đều có cái tôi rất cao. Đây là giai đoạn trẻ thường bộc lộ mạnh mẽ quan điểm và sở thích riêng của mình. Vì vậy mà hầu như ở độ tuổi nổi loạn này, trẻ hiếm khi kiểm soát được cảm xúc của mình, thay vào đó là bộc lộ sự kiêu ngạo nếu như ai đó khiến trẻ không hài lòng.

Tuy nhiên, khi bố mẹ vẫn tiếp tục cho phép trẻ duy trì tính cách xem bản thân là “vũ trụ” và không dành sự tôn trọng cho người khác, trẻ sẽ rất khó hòa nhập.

Phẩm chất kiêu ngạo ở trẻ nên được thay thế bởi sự khiêm tốn. Theo các nhà tâm lý, mức độ thành công ở đứa trẻ có tính khiêm tốn sẽ cao hơn so với đứa trẻ kiêu ngạo.

Bởi vì quy luật “nhường 1 bước, tiến 10 bước” đã được kiểm chứng nhiều lần từ thực tế. Ở những đứa trẻ rèn luyện được phẩm chất khiêm tốn, trẻ sẽ nhìn nhận được khả năng của chính mình, từ đó, biết cách hoàn thiện bản thân tốt hơn mỗi ngày. 

tm-img-alt
Thay vì tỏ ra kiêu ngạo, phẩm chất khiêm tốt giúp trẻ nhận được sự tôn trọng từ người khác.
tm-img-alt

Chính trực

Có một sự thật luôn đúng rằng, không có đứa trẻ nào thích chơi với người thường xuyên nói dối, đối xử không thật lòng với mình.

Bởi vì sự chính trực chính là nền tảng để trẻ thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài. Một khi niềm tin dành cho nhau bị phá vỡ, thì đồng thời mọi mối quan hệ cũng không thể tiếp tục duy trì.

Cách bản thân trẻ đối xử với người khác, sẽ quyết định cách mà người khác “đáp trả” lại. Nếu trẻ dùng sự chân thành, trẻ cũng sẽ nhận lại sự chân thành. Ngược lại, nếu trẻ dùng sự lừa dối, trẻ cũng sẽ nhận lại hệt nguyên như thế.

Nuôi dạy một đứa trẻ thành công thôi chưa đủ, điều quan trọng nhất là bố mẹ phải nuôi dạy trẻ như thế nào để sau này, trẻ có thể vừa thành công nhưng cũng vừa thành nhân.

Ngay cả khi không có sự giám sát từ bố mẹ, trẻ vẫn giữ vững thái độ nghiêm túc trong mọi lời nói và hành vi của mình. Đó chính là giá trị của lòng chính trực.

Bố mẹ muốn bồi dưỡng phẩm chất này cho trẻ, cách tốt nhất là hãy để trẻ được trưởng thành trong một gia đình đề cao các giá trị thực, mọi người đối xử với nhau bằng sự tôn trọng và chân thành. Khi giáo dục từ gia đình đi theo con đường đúng đắn, trẻ chắn sẽ trở thành người vừa có đức và vừa có tài trong tương lai. 

tm-img-alt
Một gia đình đề cao các giá trị thực, mọi người đối xử với nhau bằng sự tôn trọng và chân thành, sẽ là môi trường giáo dục hiệu quả để xây dựng cho trẻ phẩm chất chính trực.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.