Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 06:01 (GMT+7)

Công dân có thể cung cấp bản chụp chứng minh quan hệ nhân thân khi đăng ký cư trú

Công dân có trách nhiệm cung cấp bản sao, bản chụp, bản điện tử một trong các giấy tờ, tài liệu chứng minh về quan hệ nhân thân khi cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu.

Cụ thể, khoản 1 Điều 6 Nghị định 154/2024/NĐ-CP đã quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin quan hệ nhân thân khi đăng ký cư trú.

Theo đó, công dân cung cấp thông tin về quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình cho cơ quan đăng ký cư trú khi nộp hồ sơ đăng ký cư trú.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm khai thác thông tin này trong Căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Kho quản lý dữ liệu điện tử tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác khác.

Trường hợp không khai thác được thông tin chứng minh về quan hệ nhân thân trong các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm kiểm tra, xác minh để giải quyết thủ tục về cư trú. Công dân có trách nhiệm cung cấp bản sao, bản chụp, bản điện tử một trong các giấy tờ, tài liệu chứng minh về quan hệ nhân thân khi cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu.

Ngoài ra, các trường hợp đăng ký thường trú phải nộp giấy tờ tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân tại Điều 6 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020. Theo đó, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo nhân viên shipper để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) Công an TP. Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác với các giao dịch bất thường. Kiểm tra thông tin của người bán và shipper trước khi chuyển tiền. Không chuyển tiền cho người lạ hoặc các tài khoản không rõ nguồn gốc. Chỉ chuyển tiền cho shipper khi bản thân trực tiếp nhận hàng, kiểm tra hàng.
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tin mới

Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống bệnh sởi
Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.