Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 21/10/2023 09:47 (GMT+7)

Covid-19 chuyển thành bệnh truyền nhiễm nhóm B, thanh toán chi phí điều trị thế nào?

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) cho biết, khi bệnh Covid-19 được chuyển sang nhóm B, việc thanh toán chia ra nhiều trường hợp. Nếu người bệnh đến khám, điều trị từ ngày 19/10 trở về trước thì ngân sách Nhà nước vẫn chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Từ ngày 20/10 trở đi, việc khám chữa bệnh đối với người mắc Covid-19 sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định bảo hiểm y tế.

Covid-19 chuyển thành bệnh truyền nhiễm nhóm B, thanh toán chi phí điều trị thế nào?
Ảnh minh họa.

Ngày 20/10, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về quyết định điều chỉnh bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

Tại buổi họp báo, trả lời báo chí về cơ sở khoa học để chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, đại diện Bộ Y tế, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh nhóm A là bệnh đặc biệt nguy hiểm có tính chất lây lan nhanh, rộng, tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Bệnh truyền nhiễm nhóm B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và gây tử vong.

Áp vào các tiêu chuẩn như vậy, đối với Covid-19, chúng ta thấy năm 2023 số mắc đã giảm 82 lần so với năm 2022, tỉ lệ chết/mắc là 0,022 (tức giảm 100 lần so với năm 2021). Tác nhân gây bệnh là virus SARS-CoV-2 đã được xác định.

Với các yếu tố như trên thì Covid-19 hiện nay phù hợp để chuyển từ nhóm A sang nhóm B.

Đối với hệ thống giám sát, khi Covid-19 được chuyển sang bệnh nhóm B cộng với đặc thù Covid-19. Dù chuyển sang nhóm B nhưng virus vẫn tiếp tục có thể biến đổi, nên việc chúng ta giám sát không phải trên ca bệnh mà còn phải giám sát lồng ghép với các bệnh đường hô hấp khác như giám sát trọng điểm hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng; giám sát đặc điểm di truyền của virus SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của virus;

Thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ.

Liên quan đến thông tin ca bệnh Covid-19, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, thông tin về ca bệnh tiếp tục được báo cáo trong hệ thống y tế hàng ngày để cung cấp, thu thập thông tin, xử lý thông tin. Từ đó, bộ phận chuyên môn sẽ tổng hợp báo cáo tuần, tháng và phục vụ công tác phòng chống dịch.

Trước thắc mắc của báo chí về việc có khuyến cáo như thế nào trong việc đeo khẩu trang phòng, chống dịch? Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, công tác phòng bệnh sẽ tiếp tục khuyến cáo 2K, đặc biệt là khuyến khích đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Việc đeo khẩu trang trong điều kiện có thể là khuyến khích, cần làm. Đối với người mắc thì phải đeo khẩu trang trong 10 ngày kể từ khi có triệu chứng hoặc có kết quả dương tính. Ngoài ra, người chăm sóc người bệnh cũng cần đeo khẩu trang.

Cũng thông tin thêm về phác đồ điều trị Covid-19, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết, việc chuyển bệnh từ nhóm A sang nhóm B không có nghĩa là bệnh nhẹ đi. Phác đồ điều trị vẫn duy trì theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế Trong hướng dẫn mới nhất cũng cập nhật thêm một số hướng dẫn cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bên cạnh đó, theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong các cơ sở khám chữa bệnh nên duy trì đeo khẩu trang, vì ngoài Covid-19 thì có nhiều tác nhân khác có thể gây bệnh truyền nhiễm. Hiện, chưa có quy định nào về việc bỏ đeo khẩu trang ở cơ sở khám chữa bệnh.

Liên quan tới việc chi trả chi phí điều trị cho người bệnh mắc Covid-19, ông Phan Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) cho biết, khi bệnh Covid-19 được chuyển sang nhóm B, việc thanh toán chia ra nhiều trường hợp.

Nếu người bệnh đến khám, điều trị từ ngày 19/10 trở về trước thì ngân sách Nhà nước vẫn chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Từ ngày 20/10 trở đi, việc khám chữa bệnh đối với người mắc Covid-19 sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định bảo hiểm y tế.

Nếu người bệnh đi khám không đúng tuyến thì sẽ hưởng ở mức thấp hơn. Thậm chí, đi khám ngoại trú ở bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương thì quỹ bảo hiểm y tế không chi trả. Người không có bảo hiểm y tế tự chi trả khi bệnh Covid-19 chuyển sang nhóm B.

Với trường hợp chuyển tiếp là nhập viện trước ngày 20/10 và ra viện sau 20/10 thì ngân sách Nhà nước vẫn chi trả theo bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Ngoài ra, liên quan đến phụ cấp với người tham gia chống dịch sau khi Covid-19 thành nhóm B, ông Lê Thành Công, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, từ ngày 20/10 thực hiện theo đúng quy định của nhóm B, có nghĩa là không thực hiện chi trả chế độ phòng chống dịch với người tham gia chống dịch.

Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3896/QĐ-BYT về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Cụ thể, điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo quy định tại điểm b, khoản 1 và khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Các hoạt động phòng, chống Covid-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

Quyết định 3896/QĐ-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...