Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 27/12/2024 07:14 (GMT+7)

CSGT có thể tạm giữ, tước giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông trên môi trường điện tử

Theo quy định mới tại Thông tư số 72/2024/TT-BCA, Cảnh sát giao thông (CSGT) có thể tạm giữ, tước giấy tờ của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên môi trường điện tử.

Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng CSGT. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Đáng chú ý, Thông tư có quy định CSGT có thể tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ trên môi trường điện tử để điều tra, xác minh, giải quyết.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, khoản 1 Điều 10 Thông tư quy định, việc tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan. Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia khi tạm giữ giấy tờ, CSGT thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 18 Thông tư quy định, trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo thủ tục hành chính, khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, CSGT thực hiện việc tước giấy tờ trên môi trường điện tử trong trường hợp các giấy tờ này đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe theo quy định của Chính phủ (nếu có).

Cùng chuyên mục

Hành vi thông đồng để dìm giá đất bị xử lý như thế nào?
Trong trường hợp hành vi cản trở hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất bằng hình thức trả giá cao đến mức bất thường, rồi bỏ cọc khiến cho hoạt động đấu giá không thể tổ chức được hoặc tổ chức không thành công gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội thì người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Gây rối trật tự công cộng" theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất có thể từ 02 năm đến 07 năm tù.

Tin mới