Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/01/2022 11:50 (GMT+7)

Cử tri và Nhân dân rất bức xúc trước vụ việc Công ty Việt Á

Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo Quốc hội về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân phục vụ kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV.

Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo cáo của Ban Dân nguyện cho biết, cử tri và Nhân dân rất bức xúc trước vụ việc Công ty Việt Á đã nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.

tm-img-alt
Kit xét nghiệm Việt Á.

Chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện và CDC một số tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm, thu lợi nhuận bất chính.

Báo cáo của Ban Dân nguyện nêu rõ: "Đây là hành vi vi phạm pháp luật có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng trên cả nước, cả hệ thống chính trị và Nhân dân đang phải dốc toàn lực để thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc điều tra, truy tố, kết luận sớm, xử lý nghiêm vụ việc và thông báo cho người dân".

Cũng theo Ban Dân nguyện, cử tri phản ánh, thời gian qua trong lĩnh vực y tế có nhiều vấn đề đáng quan tâm, như: việc lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 để thực hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực, nâng khống giá vật tư, thuốc, thiết bị y tế để trục lợi.

Việc đội giá bất thường của các loại thuốc, nâng giá các dụng cụ y tế trong các bệnh viện, đại lý thuốc...làm ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân, nhất là đối với các gia đình có người ốm đau, bệnh tật, gây dư luận bức xúc trong xã hội.

Ban Dân nguyện kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước nhất là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở thời gian qua khi để xảy ra một số vụ việc tiêu cực nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế.

Ban Dân nguyện cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, phân phối trang thiết bị vật tư y tế, vaccine phòng, chống dịch COVID-19, tránh độc quyền, tham nhũng, lợi ích nhóm.

Mở rộng điều tra, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước (trách nhiệm của cụ thể Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế), Học viện Quân y, Công ty Việt Á, các tổ chức, cá nhân có liên quan, các địa phương có liên quan đến vụ án Công ty Việt Á. Đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức sai phạm, không bỏ lọt tội phạm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một số vấn đề như việc đội giá bất thường của các loại thuốc, nâng giá các dụng cụ y tế trong các bệnh viện, đại lý thuốc để kiếm lời...để chấn chỉnh tình trạng nêu trên./.

Cùng chuyên mục

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Nhất trí phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Hôm nay (27/3/2024), tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các Đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Trước phiên họp diễn ra, Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội đã có báo cáo gửi Hội nghị về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật.

Tin mới

Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.