Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 23/05/2020 12:36 (GMT+7)

Cuộc 'ngã giá' chớp nhoáng trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La: 400 triệu nâng điểm 2 môn, môn thứ 3 thêm 40 triệu

Để nhờ Cầm Thị Bun Sọn nâng điểm cho con, Thành đã đưa cho Sọn 400 triệu. Sọn nói với Thành đây là số tiền nâng điểm 2 môn, môn thứ 3 phải thêm 50 triệu. Thành trình bày khó khăn, nói chỉ còn 40 triệu.

Trong phiên xét xử gian lận thi cử sáng 23/5, tại TAND tỉnh Sơn La, đứng trước bục khai báo, bị cáo Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) nói không đồng ý với nội dung của bản cáo trạng. Tại toà, Yến nhiều lần nói mình bị các điều tra viên ép cung.

Đỗ Khắc Hưng (cựu cán bộ phòng PA03 Công an tỉnh Sơn La) nói không có ý kiến gì về bản cáo trạng đã truy tố bị cáo về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo lời khải của Hưng, vào khoảng 2h ngày 1/7, khi tỉnh ngủ dậy suy nghĩ tới mục tiêu bảo vệ tại khu vực phòng chứa bài thi nên đã đến kiểm tra.

Khi lên kiểm tra, Hưng thấy tờ giấy niêm phong ở cửa bị bong, rách ra nên tự dán lại.

Tại thời điểm này, Hưng suy nghĩ là Nguyễn Tuấn Anh dán ẩu, chiều vội về nên tờ giấy niêm phong mới bị bong.

Sau đó, khi về suy nghĩ kĩ lại, Hưng nghĩ việc giấy dán niêm phong ở cửa phòng chứa bài thi bị bóc ra chứ không phải bị bong.

Bị cáo Cầm Thị Bun Sọn.

Là người tiếp theo đứng trước bục khai báo, bị cáo Đinh Hải Sơn (cán bộ Phòng PA03 Công an tỉnh Sơn La) nói không có ý kiến gì về việc bị viện kiểm sát truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Lời khai của Sơn thể hiện, trong kỳ thi 2018, Sơn đã nhờ bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục) và Lò Văn Huynh (cựu trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La) nâng điểm cho 2 thí sinh. Kết quả, các môn thi mà Sơn nhờ Huynh và Nga nâng điêm đều được điểm cao.

Sơn khai, vào tối 30/6/2018, Lò Văn Huynh đã gọi điện cho Sơn đặt vấn đề về việc nhờ Sơn mở cửa cầu thang ở tầng 1 để có thể lên các phòng chứa bài thi. Lúc này, Sơn nghĩ việc Huynh gọi điện nhờ mở cửa để chuẩn bị cho công tác chấm bài thi các môn trắc nghiệm buổi sáng hôm sau.

Sau đó, Sơn đã gọi điện lại cho Huynh thì Huynh xác nhận việc mở cửa là để vào các phòng thi lấy bài thi về sửa điểm. Đến khoảng 24h ngày 30/6, Huynh gọi điện cho Sơn để mở cửa cầu thang tầng 1.

Bị cáo Hoàng Thị Thành (cựu Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) không có ý kiến gì về việc bị viện kiểm sát truy tố tội "Đưa hối lộ.

Theo lời khai của Thành, trước kì thi THPT Thành có nhờ Cầm Thị Bun Sọn (nguyên Phó Trưởng phòng Chính trị, sở GD-ĐT Sơn La) nâng điểm cho con với số tiền 400 triệu đồng.

Khi trao đổi với Sọn về việc nâng điểm, Thành chỉ biết đưa 400.000.000đ là số tiền để nâng điểm.

Sau khi chấm thi xong được 2 môn, Sọn gọi điện cho thành nói số tiền này chỉ là chấm 2 môn còn môn thứ 3 là môn Văn nữa nếu được điểm như mong muốn phải bỏ thêm 50.000.000đ.

"Khi Sọn gọi điện nói phải thêm 50 triệu nữa mới nâng điểm môn Văn thì bị cáo bảo giờ em đang khó khăn chỉ còn 40 triệu thôi có được không thì Sọn bảo được...", Thành khai.

Sau đó, Thành đã đưa thêm cho Sọn 40.000.000đ. Tổng số tiền mà Thành đưa cho Sọn để nhờ nâng điểm cho con là 440.000.000đ.

Tại phiên xét xử sáng nay, bị cáo Nguyễn Minh Khoa (cựu Phó Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ PA03, Công an tỉnh Sơn La) nói không nhất trí với nội dung bản cáo trạng đã quy kết và buộc tội với bị cáo về hành vi "Đưa hối lộ".

Đồng thời Khoa khẳng định không thực hiện hành vi đưa hối lộ và bản cáo trạng có nhiều nội dung không đúng sự thật, không khách quan.

Cùng chuyên mục

Vụ ‘Gây rối trật tự công cộng’ tại huyện An Dương, TP. Hải Phòng: Các bị cáo kháng cáo, người nhà kêu cứu
Được biết, ngày 26/12/2024, TAND huyện An Dương, TP. Hải Phòng đã xét xử công khai vụ án “Gây rối trật tự công cộng” và tuyên phạt các bị cáo lần lượt từ 30 đến 42 tháng tù giam. Sau đó, các bị cáo đã kháng cáo và người nhà có đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng cho rằng, nguyên nhân, chứng cứ của vụ án thiếu khách quan, chưa đúng người, đúng tội…
Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hối lộ các cựu cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc 45,4 tỷ đồng và 2,32 triệu USD
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa - Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?