Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 30/04/2022 15:24 (GMT+7)

Cứu sống sản phụ lần đầu mang thai bị suy tim nặng, nguy cơ tử vong

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (BV ĐHYD TPHCM) đã cứu sống thành công cả mẹ và con sản phụ tăng áp động mạch phổi, suy tim nặng.

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết nơi đây vừa cứu sống sản phụ B..T.K. (37 tuổi, ngụ ở Long An).

Cứu sống sản phụ lần đầu mang thai bị suy tim nặng, nguy cơ tử vong
Em bé được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh thêm 3 tuần trước khi xuất viện. (Ảnh: BVCC).

Trước đó, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng khó thở, phù chân, lượng oxy trong máu giảm, lúc này bệnh nhân đang ở tuần thai thứ 27.

Bệnh nhân có triệu chứng khó thở, phù chân vào khoảng 2 tuần trước nhập viện. Đây là lần mang thai đầu tiên, chị và người nhà tưởng rằng các triệu chứng này thường gặp trong mang thai nên chủ quan không đi khám, đến lúc nặng hơn mới đến bệnh viện kiểm tra.

Kết quả siêu âm tim cho thấy sản phụ bị tăng áp động mạch phổi, suy tim nặng, nếu không được điều trị tích cực sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Với tình trạng bệnh nặng, các bác sĩ có thể phải chấm dứt thai kỳ để cứu sống sản phụ. Thế nhưng, các bác sĩ tích cực hội chẩn liên chuyên khoa để tìm ra phương án tối ưu cho cả mẹ và bé.

Sản phụ được thở oxy, dùng thuốc lợi tiểu, tăng co bóp cơ tim, giãn động mạch phổi để điều trị nội khoa tình trạng suy tim, tăng áp động mạch phổi.

Các bác sĩ lên kế hoạch kéo dài thai kỳ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của việc sinh non đến sức khỏe của bé về sau.

TS BS. Trần Nhật Thăng – Trưởng khoa Phụ sản BV ĐHYD TPHCM cho biết: “Sản phụ tiếp tục được điều trị nội khoa, theo dõi thai kỳ và chờ mổ lấy thai. Với phương án này, các bác sĩ cần phối hợp, theo dõi sát sao, luôn trong tinh thần có thể mổ bắt con ngay khi có phát động cấp cứu từ các bác sĩ hồi sức tim mạch”.

Tình trạng của sản phụ diễn tiến nặng dần, các bác sĩ cố gắng duy trì điều trị bằng đường tĩnh mạch phối hợp nhiều thuốc đặc trị đồng thời theo dõi tình trạng thai hàng ngày.

Sau hơn 30 ngày điều trị tích cực, đến tuần thai thứ 31, sản phụ được sinh mổ bé trai thành công.

Sau mổ lấy thai, sản phụ tiếp tục được điều trị tại đơn vị Gây mê Hồi sức phẫu thuật tim mạch, các biến chứng suy tim, suy thận được kiểm soát. Bệnh nhân được chuyển về Khoa Nội tim mạch theo dõi thêm 1 tuần và xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Em bé được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh thêm 3 tuần trước khi xuất viện.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Phát hiện virus H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.